Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Ôn lại những trò chơi dân gian trong ngày Tết thời xưa


Các trò chơi dân gian trong dịp Tết cổ truyền không chỉ là dịp giải trí, thể hiện sức mạnh, sự khéo léo... mà còn là nơi gửi gắm những mong ước về một năm mới may mắn, mưa thuận gió hòa.
Theo Phó giáo sư Trần Ngọc Trung, trước đây, khi cuộc sống vẫn của người Việt còn gắn chặt với cây lúa và văn minh nông nghiệp thì dịp Tết Nguyên đán luôn là thời điểm để mọi người vui chơi, tận hưởng cuộc sống nông nhàn. Đa số các trò chơi ngày Tết tuy được thiết kế đơn giản nhưng rất phong phú về thể loại và tràn đầy ý nghĩa, chứa đựng nhiều nỗi niềm mong ước của người Việt khi một năm mới bắt đầu.
Những trò chơi vào dịp Tết thường được tổ chức tại đình làng, nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, để tham gia những trò chơi nhân dịp năm mới. Đa số các trò chơi của người Việt trước đây đều được thiết kế rất đơn giản, tuy nhiên bản thân nó lại có sự khéo léo, phải vận dụng đầu óc và sự linh hoạt để có thể chơi và chiến thằng, PGS Trần Ngọc Trung cho hay.

Đánh đu

Đứng đầu trong danh sách trò chơi dân gian xưa là đánh đu. Trò chơi này rất phổ biến ở các làng quê Bắc bộ diễn ra vào những ngày Tết cổ truyền hay trong các ngày lễ hội đầu xuân ở các hội làng.
Ôn lại những trò chơi dân gian trong ngày Tết thời xưa - Ảnh 1

Trò chơi đánh đu được miêu tả trong tranh dân gian.

Theo PGS Trần Ngọc Trung, cây đu, phương tiện chính của trò chơi, được dựng lên từ những cây tre vừa cao lớn vừa dẻo để người chơi có thể đu lên cao nhất có thể. Từ những ngày trước Tết, dân làng đã phân công người đi tìm chọn những cây tre to đẹp nhất để dựng cột đu. Cây đu thường được dựng giữa bãi đất rộng ở sân đình làng. Cây đu được cấu tạo gồm có trụ đu, thượng đu, tay đu và bàn đu. Trụ đu được làm từ 4 cây tre lớn.
Yêu cầu của trò đánh đu là người chơi phải thật bình tĩnh, có sức khỏe và sự can cảm. Nếu không can đảm và bình tĩnh thì người chơi rất khó điều khiển cây đu.
Ông Trung cho hay, về phương thức chơi có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi. Đu đơn là đu một người một nam hoặc một nữ, còn đu đôi là đu hai người (phổ biến nhất là đôi nam nữ).
Trò chơi này mang nhiều ý nghĩa. Đu đơn nữ thể hiện sự nhẹ nhàng và duyên dáng của người con gái, đu đơn nam thể hiện sự sức khỏe, sức mạnh và chí hướng chinh phục trời đất của người con trai. Với người chơi là đôi nam nữ, trò chơi này có ý nghĩa thể hiện cho sức mạnh, trí thông minh và sự dẻo dai của con người làm sao để đu lên cao và đu lâu nhất có thể.

Ôn lại những trò chơi dân gian trong ngày Tết thời xưa - Ảnh 2

Trò chơi này không hạn chế tuổi tác.

Đồng thời nó còn thể hiện sự giao hòa giữa trời và đất, âm và dương thông và cũng là để thể hiện cho mùa xuân mới sinh sôi phát triển thông qua hình ảnh đôi nam nữ cùng chơi trò chơi. Theo quan niệm của người xưa, vạn vật phải có âm, có dương, tròn đầy, con người cũn tương tự như vậy, phải hài hòa thì mới có may mắn, tài lộc và sức khỏe trong năm mới, PGS Ngọc Trung cho hay.

Ném còn

Ném còn cũng là một trò chơi dân gian phổ biến còn tồn tại cho đến ngày nay. Trò chơi này thường  được tổ chức trong những ngày Tết, ngày hội của các cộng đồng của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc như: người Mông, Thái, Mường...
Địa điểm tổ chức của trò chơi này thường là một bãi đất bằng phẳng, người ta dựng một cây mai cao từ 9 -15 mét làm cột, trên đỉnh cột là một vòng tròn có đường kính khoảng 50 cm, dán giấy mỏng, một bên màu đỏ, một bên màu vàng tượng trưng cho âm dương.
Ôn lại những trò chơi dân gian trong ngày Tết thời xưa - Ảnh 3

Trò chơi ném còn của các dân tộc vùng Tây Bắc.

Ông Trung biết, ngay từ trước lễ hội, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông.
Luật chơi của trò này cũng tương đối đơn giản. Người chơi được chia làm 2 đội chơi là nam và nữ. Quả còn, vật dụng chính của trò chơi, sẽ được người chơi của 2 đội ném qua lại, làm sao lọt qua vòng tròn được dán dấy phía trên cao.
Ngày hội tung còn diễn ra trong không khí náo nhiệt, rộn rã từ sáng mùng một. Trò chơi ném còn không phân biệt lứa tuổi, nên rất nhiều người hào hứng tham gia, mọi người tụ tập đông đúc quây kín sân ném còn.

Ôn lại những trò chơi dân gian trong ngày Tết thời xưa - Ảnh 4

Vòng tròn để ném còn.

Quả còn được ném qua lại lên trên cao mang ý nghĩa bỏ đi mọi  việc buồn, ốm đau, không may mắn của năm cũ và đón sự ấm no, hạnh phúc về cho bản thân và gia đình. Đồng thời, ông Trung cho biết, trò chơi này còn thể hiện sức mạnh và trí tuệ của con người, cũng là ước mong chinh phục trời đất của người xưa.
Cờ người, cờ ngoài bài trong, tính cộng đồng, sự trí tuệ.cờ tướng có người tham gia. Sư sáng tạo
Ném bóng vào lỗ, bóng nặng 10 – 15 kg. Tín ngường thờ thần mặt trời., bóng là mặt trời, nước là âm , con người chinh phuc tư nhiên, năm mới hài hòa  mùa vụ thu hoạch tốt tươi.
Còn nữa...



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons