Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

"Ông xẩm" Xuân Hoạch - bậc kỳ tài trong cổ nhạc Việt Nam

Gọi là “ông xẩm” nhưng ngoài xẩm, NSND Xuân Hoạch còn có thể đàn hát cả ca trù, chầu văn hay hát trống quân. Càng biết về ông, càng thấy ở người nghệ sỹ này tài năng hiếm có của cổ nhạc Việt Nam. 
NSND Xuân Hoạch trình diễn trong ngôi nhà lá 

Một đời say vì đàn 
Năm lần bảy lượt hẹn gặp NSND Xuân Hoạch, nhưng mỗi lần liên lạc, đều nghe giọng ông thở dài qua điện thoại: “Tôi bận lắm, để ra Tết nhé”! Qua Tết, tìm đến gặp, thấy ông đang ung dung ngồi đàn trong ngôi nhà mái lá ngan ngát hương bưởi. Hóa ra, thời gian vừa qua, vừa đi diễn, ông vừa cùng những người bạn dựng ngôi nhà này để có thêm địa điểm biểu diễn. 

NSND Xuân Hoạch trong chương trình “Xẩm và đời”
Chẳng có sân khấu hay phông rèm gì, chỉ có vài cây đàn treo trên vách nứa, một bộ chõng và mấy cái ghế nhỏ để nghệ sỹ và khán giả, người chơi nhạc, người thưởng thức ngay tại đó. Nói như NSND Xuân Hoạch thì có không gian như thế này là “lý tưởng lắm rồi” vì giữa người nghệ sỹ với khán giả không còn “tấm bình phong nào”. 

Là bậc kỳ tài trong làng cổ nhạc với khả năng chơi thành thạo 6 loại nhạc cụ, một trong số rất ít những nghệ sỹ Việt Nam được tổ chức “World Masters” (Những bậc thầy thế giới) công nhận là Nghệ nhân thế giới nhưng NSND Xuân Hoạch không cho những gì mình làm được là quá cao siêu hay đến mức khiến người khác phải trầm trồ mà chỉ là một chút năng khiếu may mắn được trời cho. Nghiệp cầm ca bắt đầu khi ông được người thầy đầu tiên tại trường Học viện Âm nhạc quốc gia là cố Nhà giáo nhân dân Đặng Xuân Khải nhận xét là “có tay cầm đàn”. 

Thành thạo đàn nguyệt, ông lân la học “mót” kỹ thuật đàn đáy, đàn bầu, đàn nhị… của những người bạn đồng khóa. Chỉ trong thời gian ngắn, loại đàn nào ông cũng chơi điêu luyện mà không cần phải qua một khóa học nào. Đối với NSND Xuân Hoạch, chơi đàn gần giống như cơm ăn, nước uống hàng ngày vậy. Ngày nào cũng từ tinh mơ, người ta cũng thấy ông lụi cụi mang đàn ra tập, bởi “nếu không tập thì thấy bứt rứt khó chịu lắm”. 

Có đợt, ông sốt cao, phải đưa vào  viện. Nhưng vì nhớ đàn quá lại gọi cho vợ mang đàn vào viện để gảy cho đỡ… quên. Hỏi tại sao lại như vậy, ông thủng thẳng: “Nếu một ngày tôi không đánh đàn thì vợ biết, 2 ngày thì hàng xóm biết, còn đến ngày thứ ba thì tôi biết”. 

 “Ông xẩm” của nhân dân
Cách đây 10 năm, NSND Xuân Hoạch là một trong những người tham gia công cuộc chấn hưng hát xẩm tại Việt Nam. Hồi ấy, gần như không còn ai theo nghề hát xẩm, ngoài nghệ nhân Hà Thị Cầu. Trong nỗ lực cứu hát xẩm, NSND Xuân Hoạch tìm tòi tư liệu của các nghệ nhân cũ để làm sống lại bộ môn nghệ thuật này. 

Những vần thơ “Mục hạ vô nhân” (Nguyễn Khuyến), “Trăng sáng vườn chè”, “Lỡ bước sang ngang” (Nguyễn Bính) hay chùm thơ Nguyễn Duy như “Cơm bụi ca”, “Xẩm ngọng”, “Tre xanh”, “Về làng”… được ông và những người đồng nghiệp cách tân bằng những điệu nhạc luyến láy… để gần hơn với đời sống đương đại. Chính sự hòa nhập giữa lời ca và những vần thơ mang đậm chất dân gian đã khiến cho cổ nhạc trở nên dễ tiếp nhận hơn với công chúng.

Chẳng những khán giả Việt mà ngay cả bạn bè quốc tế cũng tỏ ra thích thú với lời thơ hết sức “bình dân” như “Lò mò Cấm Chỉ Bắc Qua/Mà coi trai gái vặt quà như điên/Tiết canh Hàng Bút Hàng Phèn/Bún xuôi Tô Tịch phở lên Hàng Đồng…”.

Ít ai biết người nghệ sỹ kỳ tài của làng nhạc Việt Nam từng bỏ vốn đi thổi thủy tinh vì không sống được với nghề. Âu có lẽ cái nghiệp đã ngấm vào thân nên chỉ một thời gian sau, ông quay trở lại  với nghiệp cầm đàn. Đến bây giờ, nhiều người biết đến Xuân Hoạch với danh hiệu nghệ sỹ nhân dân, hay ưu ái gọi ông là “ông xẩm” của nhân dân thì ông cũng chỉ cười xòa: “Tôi chẳng nghĩ gì về chức danh ấy. Tôi đã từng hát trên đường, hát giữa chợ Đồng Xuân”. 

Để đưa xẩm, đưa ca trù, đưa hát văn vào cuộc sống hôm nay, phải cần có những người như NSND Xuân Hoạch, lăn lộn, hết mình, tận tâm với nghề. 

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90

Những ngày qua, dân mạng thích thú chuyền nhau bộ ảnh "kể chuyện" Sài Gòn những năm 1990 do nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro chụp được khi du lịch ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Hồng Kông và Việt Nam vào thập niên 90.
Những đặc điểm thú vị về đường phố, đời sống của người dân Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã khiến Doi Kuro lưu luyến trong lần đầu tiên đến Việt Nam vào cuối năm 1989. Năm 1990, nhiếp ảnh gia người Nhật sang Việt Nam lần thứ hai và ở lại trong vòng 3 tháng. Trong thời gian đó, ông đã tận dụng thời gian để chụp lại ảnh đời sống đường phố Sài Gòn rất giản dị, chân phương.
Để khám phá đất nước hình chữ S, từ năm 1996 - 1999, ông đã nhiều lần quay trở lại Việt Nam và tìm hiểu về đời sống của người dân từ Bắc chí Nam. Mỗi địa điểm đi qua đều để lại trong ông ấn tượng và tất cả được thể hiện trong mỗi bức ảnh ông chụp lại.
Chia sẻ với Thanh Niên về những bức ảnh chụp Sài Gòn thập niên 90, nhiếp ảnh gia Doi Kuro cho biết điều ông ấn tượng nhất về Sài Gòn lúc bấy giờ chính là con người nơi đây. “Tôi đã ghé thăm nhiều địa điểm của đất nước Việt Nam và dừng chân ở Sài Gòn nhiều lần. Điều tôi ấn tượng nhất về Sài Gòn đó là người dân nơi đất rất năng động”, nhiếp ảnh gia Doi Kuro chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông Doi Kuro cũng cho rằng người dân Việt Nam nói chung có nhiều phẩm chất, tính cách khác nhau và phụ thuộc vào mỗi vùng miền.
Mời bạn đọc cùng ngắm bộ ảnh Sài Gòn thập niên 90 do nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro cung cấp và đang được dân mạng chia sẻ:
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 1
Bên ngoài chợ Bến Thành năm 1990
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 2
Một góc nhỏ của Sài Gòn nhộn nhịp với cảnh qua lại của nhiều người
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 3
Cô bé Sài Gòn say mê đọc sách ở một góc chợ
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 4
 Xích lô chở hàng ở Sài Gòn năm 1997
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 5
Quán phở nhỏ nằm ở góc phố của Sài Gòn năm 1990
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 6
Những người bán quả sơ-ri ở Sài Gòn bận rộn với những mẹt hàng
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 7
 Bữa sáng ven đường ở Sài Gòn năm 1989
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 8
Xe đạp bán rong bong bay đầy màu sắc trên đường phố Sài Gòn năm 1989
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 9
Bánh mì Sài Gòn đã quen thuộc với người dân từ những năm 1989
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 10
Quán cà phê ven đường rất đỗi thân quen với người Sài Gòn
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 11
Cảnh nhộn nhịp trên đường phố Sài Gòn năm 1990
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 12
 Người buôn bán, qua lại nhộn nhịp trước nhà thờ Đức Bà
Bộ ảnh khiến 9X ngạc nhiên về Sài Gòn thập niên 90 - ảnh 13
 Quán tạp hóa nhỏ ở Sài Gòn nằm bên vỉa hè năm 1989
 Cà phê vỉa hè Sài Gòn vừa là nơi bán đàn guitar năm 1989


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chuyện mỹ nhân Sài Gòn khiến hai công tử thách đốt tiền nấu trứng

Trần Ngọc Trà - Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa được cho là người khiến Công tử Bạc Liêu và Bạch công tử đốt tiền nấu sôi nồi trứng để chứng tỏ tình yêu.

Sài Gòn 100 năm trước, người phụ nữ được phong hoa khôi tuy không vương miện nhưng quyền năng sắc đẹp khuynh đảo Nam Kỳ. Một trong những người đẹp nổi tiếng, tạo nên cơn sốt đầu tiên ở Sài Gòn là Trần Ngọc Trà hay còn gọi Ba Trà. Tên tiếng Pháp là Yvette Trà. 
chuyen-my-nhan-sai-gon-thach-hai-cong-tu-dot-tien-nau-trung
Trần Ngọc Trà, người được mệnh danh "Huê hậu Nam kỳ" đầu thế kỷ 20. Ảnh:Tư liệu
Từ quê nghèo Cần Đước (Long An), Trần Ngọc Trà đặt chân lên đất Sài Gòn năm 16 tuổi. Sắc đẹp của cô được người đương thời ví như: "Ngôi sao Sài Gòn" (Étoile de Saigon), "Huê Khôi Nam Kỳ" hay "Hoa hậu Đông Dương". 
Một nhà văn xưa từng gặp Trần Ngọc Trà và mô tả bà là thiếu nữ đẹp tuyệt trần, đài các như một bà hoàng. Quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn khắp đường phố Sài Gòn.
Học giả Vương Hổng Sển, người sinh sống cùng thời với Ba Trà, cho biết đã đôi lần tiếp chuyện và được người đẹp hạ cố đến thăm. Ông cũng từng si mê sắc đẹp của "Huê khôi Nam Kỳ". Trong cuốn Sài Gòn tả pí lù, ông viết rằng những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp…
"Cô Ba Trà, đệ nhất Huê khôi ở Nam kỳ, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc", ông viết.
Nhan sắc tuyệt trần nhưng tuổi thơ của người đẹp này lại vô cùng cay đắng. Vì ghen với vợ, cha và bên nội không thừa nhận bà là con đẻ. Khi cha chết, mẹ con bà bị nhà chồng đuổi khỏi nhà. 
Mẹ bà vì uất ức dồn hết bực bội lên đứa con nên Trà thường xuyên bị đòn roi. Trong câu chuyện về đời mình mà Ba Trà chia sẻ với Vương Hồng Sến, bà bị đánh đến nỗi không còn cảm giác đau đớn. Vì điều này nên khi trưởng thành, bà nhìn đời bằng một con mắt lạnh lùng, vô cảm. 
Sau khi bị ép gã cho một người Pháp rồi bị bỏ rơi, Ba Trà quen Toàn - một thiếu gia giàu có quê Phan Rang (Ninh Thuận). Ngẩn ngơ trước sắp đẹp, Toàn hối gia đình cưới ngay. Nhưng cuộc hôn nhân này cũng nhanh chóng tan vỡ sau 2 năm vì Toàn bắt đầu lăng nhăng, bồ bịch.
Đau đớn vì cuộc hôn nhân không thành, cô nhanh chóng kết thân và làm vợ của một bác sĩ danh tiếng nhưng đứng tuổi khi vừa tròn 18. Tuy nhiên, lần kết hôn thứ ba này cũng không đi đến đâu khi Ba Trà chưa quên được Toàn. 
chuyen-my-nhan-sai-gon-thach-hai-cong-tu-dot-tien-nau-trung-1
Hắc - Bạch công tử, hai người tình nổi tiếng của cô Ba Trà. Ảnh: Tư liệu
Chia tay ông bác sĩ, Trà lao vào ăn chơi, cặp kè hết người này đến người khác. "Bộ sưu tập" người tình của cô Ba Trà toàn các đại điền chủ, đại công tử bậc nhất Nam Kỳ như: Lê Công Phước (biệt hiệu Bạch công tử) - con trai của quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng, công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (biệt hiệu Hắc công tử) hay công tử Bích, chủ nhà băng Đông Pháp.
Ngoài ra, các trí thức máu mặt thời Pháp thuộc như quan tòa, luật sư, bác sĩ hay đến cả vua cờ bạc Sài Gòn thời bấy giờ là Sáu Ngọ cũng mê mẩn cô. Họ sẵn sàng cung phụng, yêu chiều mỹ nhân. Trong vòng mười năm nhan sắc nở rộ, hoa khôi không vương miện của miền Nam được cho đã nướng của mười tỷ phú thời ấy số tiền nếu quy ra vàng thì khoảng trên mười nghìn lượng.
Sắc đẹp của Trần Ngọc Trà còn được cho đã gây ra cuộc đối đầu lúc đó giữa Hắc - Bạch công tử. Chuyện kể rằng, không cần cô Ba mở lời, hễ Bạch công tử nghe cô Ba được Hắc công tử tặng món gì quý, ông sẽ hỏi giá và tìm mua kỳ được món quà đắt hơn để tặng người đẹp. Vì thế, cô sở hữu không biết bao nhiêu đồ quý giá từ trang sức, áo quần hàng hiệu cho đến nhà cửa, xe cộ.
Trong đó giai thoại nức tiếng kể lại rằng, để lấy lòng người đẹp, hai vị công tử này đã tổ chức cuộc thi nấu trứng (hoặc chè) bằng tiền giấy. Theo tính toán, để nấu sôi được nồi chè có một kg đậu xanh, trong thời gian gần một giờ, mỗi công tử đã đốt gần 100 tờ giấy bạc. Nếu Hắc công tử đã đốt toàn giấy 50 đồng trở lên, thì chí ít ông cũng phải đốt 5.000 đồng Đông Dương. Số tiền có thể mua được 3.000 giạ lúa lúc đó.
Lửa của tiền giấy rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của nhiều người chứng kiến. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử sôi trước, công tử Bạc Liêu đành thua cuộc.
chuyen-my-nhan-sai-gon-thach-hai-cong-tu-dot-tien-nau-trung-2
Yvette Trà và Hắc công tử Trần Trinh Huy. Ảnh: Tư liệu
Nói về Bạch công tử, ông vốn đi du học ở Pháp về. Tài giỏi cộng với nhà lắm tiền, lại đẹp trai, trắng trẻo nên ông không thiếu gì người đẹp vây quanh. Nhưng công tử Phước bỏ hết sang bên để đeo đuổi hoa khôi Yvette Trà.
Để được gần gũi người đẹp, Bạch công tử lái chiếc xe bốn bánh thuộc loại lộng lẫy đương thời đến rước Trà xuống Cần Thơ đổi gió. Ông lột chiếc nhẫn kim cương trị giá hơn 3.000 đồng (thời đó vàng chỉ 60 đồng một lượng) tặng Ngôi sao Sài Gòn.
Biết chuyện, công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy tỏ ra không thua kém liền đến gặp và tặng cô nhẫn khác trị giá gấp đôi chiếc nhẫn của công tử Phước. Thế nhưng, những phần quà của Hắc - Bạch công tử hay tất cả những tay chơi tiếng tăm ở Sài Gòn và Nam Kỳ cũng không khiến Ba Trà xiêu lòng mà thuộc về ai.
Những tài sản có được từ đại gia, Yvette Trà đem nướng hết vào sòng bạc. Xinh đẹp, thông minh đệ nhất nhưng cô cũng là con bạc "khát nước" số một. Tài sản của Ba Trà có bao nhiêu đều "nướng" hết vào những ván bài đỏ đen. Hết tiền, cô lại được các đại gia chu cấp.
Trong lời tâm sự với Vương Hồng Sến, Ba Trà cho rằng người thương và chu cấp cho bà nhiều nhất là Lâm Kỳ Xuyên, còn gọi là công tử Bích. Ông này làm chủ chi nhánh ngân hàng Đông Dương ở Cần Thơ, có cha là chủ hãng rượu lớn ở miền Tây. Lâm Kỳ Xuyên vì si tình Yvette Trà mà tặng cho bà hơn 70.000 tiền Đông Dương bấy giờ.
Dần theo năm tháng, Ba Trà qua tuổi xuân thì, hương phấn nhạt phai. Các công tử, đại gia dần lãng tránh, bà cũng không còn tiền đổ vào cờ bạc. Năm 1966, người ta bắt gặp Yvette Trà làm công ở một tiệm tồi tàn trong Chợ Lớn. Ở tuổi lục tuần, bà mặt mày tiều tuỵ, nhưng sống mũi vẫn còn thanh tú, mắt vẫn còn đen láy và loang loáng ánh gương.
Sau Trần Ngọc Trà, Sài Gòn xuất hiện thêm những mỹ nhân đình đám như: Tư Nhị, cô Ba xà bông... Mỗi người một cách sống nhưng người đẹp nào sau cái thời của mình cũng mất hút và chỉ còn danh tiếng lưu truyền đến đời nay.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Ký ức chuyến phà trên sông Hàn

Những chuyến phà ngang sông Hàn, Đà Nẵng ngày xưa được nhiều người gọi là phà An Hải và thuộc lòng câu hát “Ở bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân nước xanh như tàu lá/ Ở bên tê Hà Thân ngó qua bên ni Hàn thấy phố xá nghênh ngang…”.


Trước tháng 3.1975, Đà Nẵng là khu căn cứ liên hợp quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Quận 3 (nay quận Sơn Trà) lúc đó gồm 7 phường, nhưng có tới 3 phường mang 2 từ “An Hải” là An Hải Đông, An Hải Tây và An Hải Bắc. Cả 3 phường này đều có địa giới hành chính ở sát mép sông Hàn, do đó cái tên “phà An Hải” là vậy.
Đường từ quận 1 (nay là quận Hải Châu) qua quận 3 ngày ấy chỉ duy nhất có cầu Trịnh Minh Thế (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), do đó sự ra đời của những chuyến phà ngang để cư dân đôi bờ Đông - Tây rút ngắn quãng đường khá dài phải đi qua cầu.
 ky uc chuyen pha tren song han hinh anh 1
Bến phà bờ Đông sông Hàn nay có nhiều thay đổi, nhưng gốc đa này là một dấu tích để chỉ ngay địa điểm bến phà xưa.
“Ở bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân nước xanh như tàu lá/ Ở bên tê Hà Thân ngó qua bên ni Hàn thấy phố xá nghênh ngang…”. Câu hát này mãi cho tới bây giờ vẫn khuyết danh nhưng nó lại phản ánh một thực tế rằng: Quận 3 ngày xưa rất hoang sơ, nhà cửa lè tè, rải rác, dân cư chủ yếu lao động phổ thông, sống thưa thớt. Còn phía bờ Tây sông Hàn là quận 1, trung tâm thành phố, nhà cửa san sát, phố phường sầm uất, nhộn nhịp ngày đêm. Người từ quận 3 sang quận 1 họ đều nói “qua Đà Nẵng”.
 ky uc chuyen pha tren song han hinh anh 2
Đường Nguyễn Công Trứ hiện nay, con đường này ngày xưa là bến xe lambro đón khách qua phà phía quận 3.
 ky uc chuyen pha tren song han hinh anh 3
Cầu quay nối đôi bờ Đông - Tây trên sông Hàn ngày nay.
Trước ngày 29.3.2000, khi chưa có cầu Sông Hàn, những chuyến phà vẫn hì hụi ngày đêm qua lại đôi bờ. Tôi còn nhớ, ngày ấy khách qua phà thường là những người đi bộ, hoặc các loại xe máy đời cũ mới được xuống phà, ô-tô bắt buộc phải chạy qua cầu Nguyễn Văn Trỗi. Cán bộ, công nhân viên thì thường mua vé đi phà theo tháng cho tiện. Không ít lần thấy phà đầy người, tháo dây neo, sợ bị trễ giờ làm việc, tôi phải vác chiếc xe đạp cọc cạnh trên vai, bước qua được cổng soát vé nhưng đành phải…lỡ một chuyến sang ngang, vì phà đã  rời bến. Thế là tôi trở thành người “ở vòng trong” để đợi chuyến sau. Nếu ai thường xuyên qua phà cũng nhiều lần đợi chuyến khác như tôi.
Những người lái phà ngày đó đều thực hiện nguyên tắc rất nghiêm ngặt là hễ thấy chuyến bên này vừa rời bến thì chuyến bên kia cũng phải nhổ neo, mặc dù phà rất ít khách để đảm bảo an toàn cho phà cập bến. Những lúc thời tiết bình thường, các chuyến phà đêm hoạt động tới 22 giờ. Thỉnh thoảng, phà lại hú những hồi còi ngay giữa dòng Hàn giang phẳng lặng để cảnh báo các tàu, thuyền xuôi ngược chú ý quan sát, đề phòng tai nạn trên sông nước.
Đến 4 giờ sáng, tiếng động cơ phà lại bành bạch. Vào giờ này, người đi phà chủ yếu là các mẹ, các chị từ phía quận 3 kĩu kịt những gánh hoa của làng nghề trồng trọt An Đồn, Phước Mỹ, những mẹt cá còn tươi rói từ những chiếc ghe nhỏ đánh bắt gần bờ trong đêm để sang chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Cồn, chợ Tam Giác…cho kịp sáng. Tiếng động cơ xe lambro, tiếng cọt kẹt của xích lô, ba gát hoà cùng tiếng gọi nhau í ới càng làm cho hai đầu bến phà thêm náo nức. Những âm thanh ấy như réo gọi ánh bình minh thức giấc…
Những chuyến phà sông Hàn đã lùi xa vào dĩ vãng kể từ ngày có cầu Sông Hàn sừng sững vắt ngang, một chiếc cầu quay hiện đại và duy nhất ở Việt Nam. 16 năm rồi, người Đà Nẵng cũng như du khách muôn phương không còn trông thấy các chuyến phà ấy nữa. Nhưng hình ảnh quá đỗi thân thương của nó và những hồi còi lanh lảnh trong đêm vẫn còn văng vẳng trong ký ức của bao người đã một thời gắn bó với đôi bờ Đông - Tây!

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Kem giá rẻ của lũ trẻ ngày xưa

"Toe toe",- "Chú ơi bán cho cháu que kem",- " Hai trăm (đồng) cháu ạ",...Tuổi thơ của bạn đã từng có kỉ niệm tương tự?

 
Hình ảnh quen thuộc đầu những năm 1990
Ngày nay, những đồng tiền lẻ mệnh giá thấp hiếm hoi lắm mới thấy xuất hiện. Thế nhưng cách đây chừng đôi chục năm, tờ hai trăm đồng màu nâu đất hay năm trăm đồng màu hồng tươi là cả gia tài với một đứa trẻ. Năm trăm đồng mua được nhiều thứ lắm, nhưng những ngày hè nóng nực, gia tài đó được bọn trẻ để dành để mua kem. 
 
Skip in 7...
Advertisement in 30 seconds
Không rõ vì lí do gì mà tụi trẻ ngày ấy ghét ngủ trưa lắm. Sau bữa ăn trưa là chỉ chực chờ mẹ hay bà đi ngủ, len lén gọi nhau ra một góc râm mát, chỉ chờ tiếng còi tự chế "toe toe" tới gần để nhao tới đổi kem mút chia nhau. Thùng đựng kem tự chế làm bằng xốp được bán bán kem đặt cố định yên sau xe đạp, qua năm tháng đã ngả màu bụi bặm nhưng chứa đựng thứ quà thần kì mà mọi đứa trẻ đều ao ước.
 
Những chiếc kem tỏa hơi mát lạnh, đưa tới tay đứa nào cũng được đứa ấy nâng niu như báu vật trần gian. Chiếc xe đạp cùng cái thùng xốp cũ ấy ngày nào cũng đi qua ngõ, mà lúc nào cũng được lũ trẻ trông mong như thể tiên ông tới ban phép màu.
 
 
 
Thùng bán kem cùng chiếc còi tự chế của "ngày xưa"
 
Ngày ấy kem rẻ lắm, chỉ vài trăm đồng con nhưng vô cùng đáng giá lũ nhỏ. Có đứa chắt chiu từng đồng quà mẹ cho, có đứa vất vả hơn đôi chút phải kiếm thưởng từ "làm thuê" việc nhà cho bố mẹ để lấy tiền mua kem.
 
Hồi đó chẳng đứa nào chịu cắn kem, phần vì kem cứng, sữa ít mà đá nhiều, phần vì cắn nhanh hết thì...còn gì nữa mà ăn. Vậy nên đứa nào cũng thi nhau mút thật chậm, thật lâu, tìm mọi cách cho kem tan từ từ để tận hưởng cảm giác thiên đường thêm chút nữa. 
 
 
 
Que kem rặt những đá nhưng tỏa mùi thơm tho vị sữa vị ca cao, chỉ vừa được nhấc ra khỏi thùng kem là cả chục ánh mắt lau láu nhìn theo. Kem mút ngày ấy cũng chỉ có đôi vị đó chứ không có nhiều, nên đứa ăn kem sữa thi thoảng lại với qua cắn trộm miếng ca cao của đứa bên cạnh, rồi bị nó nhéo lại một cái rõ đau, đòi trả bằng...một miếng kem sữa. Cũng có đứa ngày nào cũng chạy ra hàng kem, nhưng trong người chẳng còn tiền, cứ đứng thèm thuồng nhìn lũ bạn mút mát thứ quà trưa hè mát rượi, khẽ len lén kéo áo thằng bạn thân cho mút ké chút hơi lạnh ngọt ngào.
 

 
Kem túi giá rẻ là món quà vặt rất được ưa chuộng một thời  
 

Ăn cháo sườn Hàng Bồ, lưu luyến vị tuổi thơ
Hàng cháo sườn trên phố Hàng Bồ là địa chỉ quà sáng quen thuộc của rất nhiều cư dân phố cổ từ hàng chục năm nay.
Rút ngắn thời gian thêm khoảng dăm năm, kem que dần được thay thế bằng một thứ kem "thời thượng" hơn là kem túi. Kem túi không thường được bán rong mà hay có mặt trong quán quà vặt cổng trường hay quầy hàng tạp hóa. Nhưng giá kem túi cũng rất rẻ bởi cũng là một loại kem tự chế.
 
Kem túi chẳng khác mấy kem que ngày xưa ở chỗ...nhiều đá nên cũng cứng câng, nhưng mút mát lấy cái tê lạnh cùng chút hương vị thơm tho cũng khiến lũ trẻ mê mẩn.
 
Kem túi được buộc đầu bằng chun hoặc dây nilon khó tháo, nên bọn trẻ có cách ăn đặc biệt là cắn phần đáy túi để mút kem. Vì thế, lũ nhỏ lại thêm trò tị nạnh nhau, đứa cắn miếng túi to, đứa miếng nhỏ, đứa phàm ăn hết sớm thế nào cũng chê bai đứa ăn dè cắn nhỏ, dù trong dạ thèm thuồng lắm.
 

 
Kem cân, kem đĩa là món xa xỉ hơn cả 
 
So với kem que đi rong, kem túi cổng trường, kem cân là thứ xa xỉ hơn cả, bởi không những được bán trong hàng quán đẹp đẽ, mà còn mềm mịn nhiều vị kem nhất. Sở dĩ gọi là kem cân bởi kem được đặt trong các tủ kem lớn, khách mua bao nhiêu, chủ quán mới xắt miếng thành từng khoanh vuông vức, đặt lên cân rồi tính tiền theo trọng lượng.
 
Dù vậy, ngày xưa chẳng mấy nhà có tủ lạnh trữ kem, nên lũ nhỏ ngày ấy thèm ăn kem cân chỉ có thể gắng giỏi gắng ngoan, chờ bố mẹ hào phóng đưa đi chơi rồi ghé qua hàng kem. Kem cân cắt miếng mỏng bày trong đĩa gọi là kem đĩa, đặt trong cốc nhỏ thì gọi sang hơn là kem ly, đứa trẻ nào may mắn lắm mới được ăn. 
 
 
 
Kem cân ngon hơn kem mút nhiều, vì dù sao cũng thuộc hàng "cao cấp", nhiều sữa nhiều kem nên béo ngậy ngọt ngào.Lũ trẻ háo hức ăn kem lắm, đĩa kem cắt đủ màu, rắc thêm mấy hạt lạc, sợi dừa chưa mang tới bàn là đã nuốt nước miếng ừng ực. Đứa nào tối hôm trước được đưa đi ăn kem, là hôm sau chắc chắn sẽ đưa cái mặt vênh vênh kì khôi khoe khoang cùng chúng bạn, thích thú nghe những lời trầm trồ tán dương.
 
Nhưng dù có cao sang tới đâu, kem kí ngày xưa cũng là thứ kem đơn giản, mộc mạc bình dân mà giờ hiếm nơi đâu còn có được. Ngày nay, các hiệu kem Tây ào ạt xuất hiện, thứ kem công nghiệp đóng túi đẹp mắt cũng len lỏi về khắp các vùng ngoại ô. Kem mút hay kem cân không còn khả năng cạnh tranh đành ngậm ngùi rơi vào quên lãng. Kỉ niệm quá vãng giờ có chăng chỉ còn 1, 2 tiệm lẻ tẻ nơi đô thị ồn ào, chẳng đủ khơi lại một góc hoàng kim thủa xưa.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons