Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Một thời nhà giáo đi B

Khởi đầu từ một ngôi làng ở Quảng Bình, bằng lối mòn len lỏi xuyên dải rừng già Trường Sơn, qua bao nhiêu dốc đèo sông suối hiểm trở, các nhà giáo đi B vượt Trường Sơn vào Nam công tác.

Với hành trang là ba lô con cóc chứa những cuốn giáo án… đối mặt với hiểm nguy rình rập như bao người lính khác là các cơn sốt rét ác tính, thám báo, biệt kích, bom mìn.
Từ năm 1961 đến cuối năm 1973 đã có 10 chuyến đi B của gần 3.000 thầy cô giáo như vậy, họ đến từ trường phổ thông, giảng đường đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc.
Họ được giao nhiệm vụ ra R mở trường, lớp, vận động người dân đi học và cũng kiêm cả nhiệm vụ cầm súng chống càn, phá vây. Chiến tranh đã lùi xa, non sông về một mối nhưng hình ảnh những nhà giáo đi B vẫn còn đậm sâu trong tâm trí nhiều người.
Thầy trò trong chiến tranh
Thầy trò trong chiến tranh.
Mang chữ ra R
Trong số đó nhiều người tuổi đời còn rất trẻ vừa tốt nghiệp đại học, nhưng cũng có những nhà giáo ở tuổi bốn, năm mươi đã có thâm niên và thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, giảng dạy. Cũng có những thầy cô giáo quê gốc miền Nam, ra Bắc, “đi B” là lúc “trở lại quê nhà".
Trong số các thầy cô có dịp ngược trở vào Nam có thầy Nguyễn Đức Siêu quê Hoài Nhơn (Bình Định). Giữa năm học 1960 - 1961, thầy Siêu - Giáo viên cấp II ở thành phố Nam Định - được triệu tập về Hà Nội để nhận nhiệm vụ mới, lên đường đi B theo sự điều động của Ban Tổ chức Trung ương.
Thời kỳ đầu, bình thường một chuyến đi phải mất bốn tháng mới đến điểm tập kết về Tiểu ban Giáo dục R (gọi tắt là B3) nhận nhiệm vụ. Nhưng cũng hành trình ấy, không phải đoàn nào cũng đến đích đúng lịch, có đoàn phải hơn một năm mới tới nơi.
Các thầy, cô được phân công về địa bàn mở lớp, vận động quần chúng đi học giảng dạy. Họ cũng kiêm luôn cả nhiệm vụ cầm súng chiến đấu, chống càn, phá vây, thực hiện "ba cùng" với nhân dân các xóm ấp.
Tiểu ban Giáo dục R được thành lập tháng 10/1962, có chức năng làm tham mưu cho Trung ương Cục miền Nam, đề xuất chủ trương, đường lối, nhiệm vụ công tác giáo dục cách mạng từng thời điểm cụ thể và cả định hướng lâu dài.
Trên chiến khu ẩn hiện những mái trường lợp lá dừa nước, học sinh là trẻ em, người lớn, thầy cô giáo là những thầy giáo, cô giáo với những cuốn sách giáo khoa, những tài liệu giáo dục biên soạn và in ấn dưới ngọn đèn cầy và ánh hỏa châu.
Hội đồng sư phạm họp giữa 2 trận càn, trong căn hầm tránh bom B52, ánh lửa ấm cúng trong bữa cơm chiều bên bếp Hoàng Cầm. Lương thực được tăng cường từ những nương rẫy trồng mì, cá suối, rau rừng vẫn còn đậm sâu trong tâm thức của các nhà giáo từng một thời ở “Tiểu ban Giáo dục R”.
Rất nhiều nhà giáo đến từ 2 miền Nam, Bắc đã hy sinh trước ngày đất nước thống nhất, để lại những dòng tên khắc trên tấm bia tưởng niệm các nhà giáo liệt sĩ được xây dựng trên đồi 82 Tây Ninh.
Đó là thầy giáo Nguyễn Đức Siêu lên đường từ Nam Định, đi B ngày 22/5/1961, hy sinh ngày 23/3/1967, tại Đắk Lắk. Đó là cô Lê Bạch Cát, quê Nghi Thủy (Nghi Lộc, Nghệ An), vừa tốt nghiệp Đại học TDTT Từ Sơn (Bắc Ninh), nhận công tác tại B3 hy sinh năm 1968, tại Sài Gòn trong tổng tiến công Mậu Thân.
Đó là thầy Huỳnh Phương, quê Hội An (Quảng Nam), tốt nghiệp khoa Sinh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đi B ngày 20/12/1964, hy sinh ngày 30/10/1972 tại tỉnh Bà Rịa…
Chính họ là những dấu son tô điểm phẩm chất người thầy của nền giáo dục Việt Nam hiện đại.
Một lễ khai giảng năm học 1972 – 1973
Một lễ khai giảng năm học 1972 – 1973.
Vàng son những tấm lòng
Khi nhận giấy báo đi B từ Bộ Giáo dục năm 1971, thầy giáo Nguyễn Công Thiêm (nguyên giáo viên trường học sinh miền Nam trên đất Bắc), nhớ lại cảm giác khi đó:
Đã hơn 40 tuổi, hơn 20 năm đứng trên bục giảng. Tôi xác định phải hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao, việc dạy chữ cho học sinh thì ở chiến khu hay hậu phương cũng là nghĩa vụ dạy chữ của người thầy, có chết cũng phải lên đường.
Qua 3 tháng tập luyện, thầy giáo Thiêm được cử vào Cà Mau hoạt động, ông vừa dạy chữ cho học sinh nhưng cũng đồng thời làm nhiệm vụ chiến đấu như các chiến sĩ khác.
Thầy giáo Phạm Đình Minh (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng), sinh 1942, ở phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân. Trước khi đi B, thầy Minh đã có 6 năm công tác, giảng dạy tại các trường cấp 3, Trường Sư phạm Hải Dương.
Theo tiếng gọi của Tổ quốc, thầy đã tình nguyện viết đơn xin đi B, được bổ sung vào đoàn cán bộ Giáo dục - Y tế đi B. Ngày 5/3/1969, cùng các thầy cô giáo khoác ba lô trên vai bước vào chiến trường B với mong muốn: “Chúng tôi muốn góp một phần sức lực của mình vào công cuộc giải phóng miền Nam.
Tuy là nhà giáo, là các y, bác sĩ, vũ khí của chúng tôi là cây bút, mũi tiêm, nhưng chúng tôi đều xác định rõ vào chiến trường làm nhiệm vụ của người lính xung trận. Dù biết cái chết luôn cận kề, sự hi sinh, gian khổ là điều không thể tránh khỏi nhưng không một ai đắn đo”, thầy Minh chia sẻ.
Thầy giáo Nguyễn Văn Tài (Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một – nay là tình Bình Dương) là 1 trong 3 nhà giáo đầu tiên của Tiểu ban Giáo dục R tỉnh Thủ Dầu Một, nhớ lại: Đầu năm 1965, hiện thực hóa chủ trương của trên phát triển phong trào giáo dục toàn tỉnh vì vùng giải phóng của ta được mở rộng.
Các giáo viên R, ngoài việc dạy chữ cho cán bộ, đối tượng học còn được mở rộng ra cả con em nhân dân. Để thực hiện, tiểu ban đã tập hợp đội ngũ giáo viên, tổ chức đào tạo lại.
Năm 1966, tất cả cán bộ tập trung xuống các xã vận động xây dựng trường lớp và bồi dưỡng giáo viên. Thời điểm này trường lớp phát triển mạnh ở nhiều vùng giải phóng như Thanh Tuyền, Thanh An, An Tây, Phú An, An Điền, Long Nguyên, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi.
Các trường có từ 1 - 3 lớp được xây dựng công khai, phân tán nhỏ hoặc bán công khai, nửa kín nửa hở dưới những tán cây lớn hoặc xây dựng bí mật, có đào hầm giao thông tránh bom đạn.
Các giáo viên của Tiểu ban Giáo dục tỉnh đã về Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục R mượn tài liệu, sách giáo khoa từ miền Bắc gửi vào tái bản và phát hành cho các trường.
Phong trào giáo dục giữa vùng địch hậu như tỉnh Thủ Dầu Một phát triển mạnh, nhiều trường lớp bị phá hủy. Giặc vây ráp, máy bay trực thăng quần đảo, thầy trò chạy tán loạn, giặc rút lớp học lại hoạt động bình thường.
Đã có 29 nhà giáo và cán bộ ngành Giáo dục hy sinh để những lớp học sáng đèn trong lòng địch hậu. Có thể kể đến những tấm gương hy sinh anh dũng như thầy giáo Lâm Thanh Đáo vừa dạy học, vừa cầm súng đánh giặc, thầy bị giặc bắt trong lúc tham gia chiến đấu, giữ vững khí tiết của người cách mạng, không moi được thông tin gì từ thầy, giặc đã cột ông vào xe tăng và kéo đi cho đến chết.
Hy sinh, gian khổ không thui chột ý chí cách mạng của các thầy cô giáo, vượt lên tất cả, các thầy cô vẫn duy trì và phát triển giáo dục trong điều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt.
Không thể kể hết những tấm gương anh dũng hy sinh, những ký ức vàng son của một giai đoạn lịch sử hào hùng, mà những người thầy với tinh thần yêu nước nồng nàn, tay súng tay bút chiến đấu chống diệt giặc dốt, vẫn hiên ngang mở trường, mở lớp, vận động con em nhân dân đi học.
Họ không màng danh lợi cá nhân “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh…” sẵn sàng hy sinh xương máu, tuổi xuân, có người vừa cầm bút vừa cầm súng, có người không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng tất cả đều không quản hiểm nguy, gian khó bám trường, bám lớp.
Chính họ là những tảng đá nền kê chân để tạo dựng, là những bằng sắc để minh chứng, và cũng là những nét vàng son chấm phá nên vẻ đẹp ngời sáng của những nhà giáo cách mạng.
Theo Nguyên Khang
Giáo dục & Thời đại

Nhìn lại Sài Gòn trước ngày giải phóng

Trong khi binh sỹ chính quyền Sài Gòn co cụm cố thủ, lính Mỹ cùng phóng viên báo giới và gia đình các quan chức vội vã tháo chạy. Cảnh cướp bóc, hôi của diễn ra ngay tại tòa đại sứ Mỹ trước khi quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa 30/4/1975.

Sống lại những giờ cuối trước khi Sài Gòn được giải phóng
 Một nhân viên CIA điều phối việc di tản tại nóc tòa nhà số 22 phố Gia Long (nay là đường Lý Tự Trọng), cách đại sứ quán Mỹ chừng 800m (Ảnh: Corbis)
Sống lại những giờ cuối trước khi Sài Gòn được giải phóng
Các binh sỹ Mỹ được trực thăng chuyển tới sân bay Tân Sơn Nhất để vào khu Văn phòng tùy viên quân sự Mỹ, chờ di tản khỏi Sài Gòn. (Ảnh: Getty)
Sống lại những giờ cuối trước khi Sài Gòn được giải phóng
Những công dân Mỹ cuối cùng, bao gồm một số phóng viên, được tập trung lại để rời đi trong chiều 29/4. (Ảnh: Getty)
Sống lại những giờ cuối trước khi Sài Gòn được giải phóng
Một nhóm người chầu trực bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn tìm cách leo qua tường để tới vị trí trực thăng đón đi di tản ở bên trong (Ảnh: AP)
Rất đông người đã chờ đợi tại đại sứ Mỹ với hy vọng kịp lên chuyến bay cuối. (Ảnh: Getty)
Đám đông chờ đợi tại đại sứ Mỹ với hy vọng kịp lên chuyến bay cuối. (Ảnh:Getty)
Đám đông leo qua tường đại sứ quán, cao hơn 4m bất chấp cảnh báo từ binh sỹ. (Ảnh: AP)
Đám đông leo qua tường đại sứ quán cao hơn 4 m, bất chấp cảnh báo từ binh sỹ. (Ảnh: AP)
Một lính bảo vệ bên trong tòa đại sứ chĩa súng về phía những người leo tường (Ảnh: History.com)
Một lính bảo vệ bên trong tòa đại sứ chĩa súng về phía những người leo tường (Ảnh: History.com)
Một lính bảo vệ bên trong tòa đại sứ chĩa súng về phía những người leo tường (Ảnh: History.com)
Giao thông tắc nghẽn trên đường phố về Sài Gòn do dòng người đổ xô về trung tâm (Ảnh: History.com)
Rất nhiều quân phục của binh sỹ ngụy bị bỏ lại trên đường tháo chạy. (Ảnh: History.com)
Rất nhiều quân phục của binh sỹ chính quyền Sài Gòn bị bỏ lại trên đường tháo chạy. (Ảnh: History.com)
Một trực thăng của lính thủ đánh bộ Mỹ tham gia di tản. (Ảnh: AP)
Ngay sau khi lính gác tòa đại sứ Mỹ được di tản, người dân Sài Gòn đã ùa vào tòa đại sứ cướp phá đồ đạc. Bất chấp lệnh giới nghiêm 24 giờ, đường phố vẫn đầy người người khuân vác “chiến lợi phẩm”. (Ảnh: Corbis)
Một trực thăng của lính thủ đánh bộ Mỹ tham gia di tản. (Ảnh: AP)
Một số phụ nữ ôm trong tay nhiều hộp đồ ăn lấy được từ các tòa nhà của Mỹ sau các cuộc di tản khỏi Sài Gòn. (Ảnh: AP)
Một người bị thương chống nạng trên tay cầm thực phẩm lấy được từ các tòa nhà của Mỹ. (Ảnh: AP)
Một người bị thương chống nạng trên tay cầm thực phẩm lấy được từ các tòa nhà của Mỹ. (Ảnh: AP)
Một người bị thương chống nạng trên tay cầm thực phẩm lấy được từ các tòa nhà của Mỹ. (Ảnh: AP)
Binh sỹ Mỹ cúi rạp người trên boong tàu USS Blue Ridge để tránh mảnh vỡ từ một trực thăng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bị rơi trong khi hạ cánh xuống boong tàu. (Ảnh: AP)
Một người bị thương chống nạng trên tay cầm thực phẩm lấy được từ các tòa nhà của Mỹ. (Ảnh: AP)
Binh sỹ Mỹ trên tàu USS Blue Ridge đẩy một trực thăng xuống biển, để có chỗ cho những trực thăng khác hạ cánh, chở theo người được di tản từ Sài Gòn. (Ảnh: AP)
Một phụ nữ khóc trong khi cùng 3 đứa con di tản khỏi Sài Gòn trên trực thăng Mỹ. (Ảnh: AP)
Một phụ nữ khóc trong khi cùng 3 đứa con di tản khỏi Sài Gòn trên trực thăng Mỹ. (Ảnh: AP)
Một người đàn ông bị đấm vào mặt khi cố gắng đu bám lên trực thăng di tản. (Ảnh: History.com)
Một người đàn ông bị đấm vào mặt khi cố gắng đu bám lên trực thăng di tản. (Ảnh: History.com)
Một người đàn ông bị đấm vào mặt khi cố gắng đu bám lên trực thăng di tản. (Ảnh: History.com)
Một số đã chọn cách di tản bằng tàu biển xuất phát từ Sài Gòn, trong khi quân giải phóng áp sát thành phố. (Ảnh: AP)
Xe tăng của quân giải phóng hướng về dinh Độc Lập (Ảnh: Getty)
Xe tăng của quân giải phóng hướng về Dinh Độc Lập (Ảnh: Getty)

Thanh Tùng
Theo Time

Phóng viên chiến trường Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam: Dấn thân đem lại sự thật cho công chúng Mỹ

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam cùng những sai lầm của nước Mỹ được thế giới biết đến và lên án nhờ sự đóng góp không nhỏ của các phóng viên chiến trường vừa dũng cảm, vừa trung thực đã đấu tranh để được phản ánh đúng sự thật. 

Trong số họ có Beverly Deepe, Peter Arnett, phóng viên ảnh Nick Út... cùng nhiều phóng viên chiến trường khác đã bất chấp hiểm nguy để đem lại những cái nhìn đa chiều về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Beverly Deepe: Thực tế tàn bạo hơn báo chí lên tiếng
Tính đến năm 1968, Beverly Deepe đã trải qua 6 năm ở Việt Nam. Trước đó, vào năm 1962, ở tuổi 26, với hành trang là tấm bằng thạc sĩ cùng số tiền tiết kiệm gom góp được trong 2 năm, cô lên tàu tới Châu Á để cảm nhận thế giới và làm phóng viên tự do trên suốt dọc hành trình. Khi cộng tác với AP, trưởng đại diện của hãng tin này ở Hồng Kông nói với cô rằng nơi cô sắp đến chính là Việt Nam. Vào thời điểm đó, chỉ có 8 phóng viên người nước ngoài sống và làm việc tại Sài Gòn.
Beverly Deepe đến Sài Gòn tháng 2.1962. Cô dự định ở lại đó 2 tuần. Nhưng rồi, cô đã ở đến 7 năm. Nếu đầu tiên là sự hiện diện quân sự nhỏ của Mỹ ở Việt Nam thì tổng thống lúc bấy giờ John F.Kennedy đã trao quyền hành động cho hàng trăm nhân viên quân sự cùng trực thăng, phi công Mỹ tham gia vào cuộc chiến. "Những điều báo chí phản ánh có cả hai mặt tốt và xấu. Nhưng thực tế thì tàn bạo hơn, nhiều điều đáng nói hơn và tin tức ngày càng có giá trị", cô nói.
Nữ nhà báo Beverly Deepe trò chuyện cùng 1 số phụ nữ Việt Nam năm 1962. (Ảnh: 
 Nữ nhà báo Beverly Deepe trò chuyện cùng 1 số phụ nữ Việt Nam năm 1962. (Ảnh: T.L)
Hai tuần sau khi đến Sài Gòn, căn hộ nơi cô ở rung chuyển ầm ầm khi máy bay của quân Việt Nam Cộng hòa ném bom Dinh Tổng thống (Dinh Độc lập) gần đó trong một cuộc đảo chính, nhằm ám sát Ngô Đình Diệm. Ngay sau đó, Deepe đi khắp Việt Nam bằng máy bay trực thăng quân sự Mỹ. Cô là nhà báo đầu tiên thường xuyên phỏng vấn phụ nữ Việt Nam, ra một loạt bài báo về cuộc sống của người dân Việt Nam cũng như cuộc chiến đã tác động đến cuộc sống của người dân thường ra sao.
Cô đã đi đến các vùng xa xôi hẻo lánh - nơi hàng trăm binh lính Mỹ hiện diện. Cô đã nhận được sự giúp đỡ từ 2 thông dịch viên đáng tin cậy - 2 người đàn ông Việt với nhiều bí mật. Cô đắm mình trong văn hóa nông thôn và kể những câu chuyện về người nông dân Việt Nam với độc giả nước Mỹ. Và cô hiểu cuộc sống của những người nông dân chân lấm tay bùn, lý do vì sao họ ủng hộ Việt Minh cũng như vì sao bom đạn lại càng khiến họ quyết tâm chống giặc hơn.
Đầu năm 1968, bằng những trải nghiệm của mình, người phụ nữ Nebraska đã viết lên một câu chuyện gồm câu sau: "Nước Mỹ, cường quốc quân sự hùng mạnh nhất trong lịch sử, đã trở thành kẻ yếu vào thời điểm này trong cuộc chiến tranh đa diện: Chính trị, tâm lý học, những trận chiến quân sự và sự bài ngoại".
"Các lỗ hổng trong cách tiếp cận của cả nước Mỹ đã trở nên rõ ràng. Hỏa lực vô biên đã tạo ra nhiều người thù địch hơn là số người bị giết. Người Mỹ (các quan chức) nói rằng họ đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Vâng, đó không phải là những gì người Việt Nam nói. Đó không phải là những gì họ nghĩ"- Beverly Deepe (nay Beverly Deepe Keever) nói trong thời gian gần đây khi được hỏi về câu chuyện dự đoán nước Mỹ sẽ thua cuộc trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam hồi đó.
Trong suốt 7 năm, Beverly Deepe sống, hít thở và viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, cố gắng mô tả chân thực sự tàn bạo, sự phức tạp của nó cũng như của con người cho độc giả tạp chí Newsweek, New York Herald Tribune và Christian Science Monitor.
Nữ phóng viên trẻ có thể đã nhận thấy những mầm mống của điều đã trở thành thảm họa toàn diện của Mỹ tại Việt Nam. Cô cũng không biết được rằng một trong hai người thông dịch viên bí ẩn giúp cô chính là vị tướng tình báo lừng danh Phạm Xuân Ẩn.
Cô gái nông thôn từ bang Nebraska đã trở thành phóng viên chiến trường gạo cội ở Việt Nam, đang lo lắng rằng lịch sử lặp lại. Khi đọc tin tức về các cuộc không kích của máy bay không người lái tại chiến trường Afghanistan và Pakistan - nơi quân đội Mỹ đang cố gắng giết chết những kẻ khủng bố thì cũng giết hại cả thường dân, bà nhớ về "vùng chết chóc" ở Việt Nam - nơi quân đội Mỹ đã ném bom trải thảm khiến bao người dân vô tội chết oan. "Chúng tấn công chính xác hơn, nhưng dù sao vẫn là những quả bom từ trên trời rơi xuống. Và chúng tôi vẫn không chắc chắn kẻ thù là ai", Deepe nói.
Peter Arnett: Đấu tranh để nói tiếng nói của sự thật
Peter Arnett đã viết hơn 2.000 bài báo cho Hãng tin AP về các cuộc chiến tranh, từ Việt Nam tới Afghanistan, Iraq. Năm 1966, ông được trao giải báo chí Pulitzer vì những tác phẩm báo chí viết về chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1991, ông giành được giải thưởng Emmy cho phóng sự truyền hình trực tiếp về cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991. Trong một lần chia sẻ kinh nghiệm 50 năm làm báo của mình gần đây, ông kể về cách thức đấu tranh của mình trước sự kiểm duyệt của Chính phủ Mỹ để sự thật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam được phản ánh đúng.
Arnett cho hay, ông đối mặt với áp lực rất lớn từ Chính phủ Mỹ để phải có những bài viết tích cực hơn về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nếu làm bồi bút, ông hoàn toàn có thể làm được điều đó. Nhưng "những bài viết của tôi cùng những bài viết của nhà báo khác khiến các quan chức cấp cao Mỹ giận dữ, lo lắng để cố che đậy những bí mật bẩn thỉu đang diễn ra trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam"- Peter Arnett nói. "Tại thời điểm đó, chính quyền Kennedy nói rằng thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam là do tai nạn chứ không phải tử thương trong chiến trận".
Arnett cho biết ông đã kể với các phóng viên khác những gì mình nhìn thấy, bao gồm cả việc di chuyển, triển khai quân và các hoạt động điều hành, để đảm bảo rằng công chúng Mỹ được biết chính xác những thực tế mà binh sĩ phải đối mặt. "Mối quan tâm của chúng tôi là thu thập tin tức, truyền tải đến công chúng với niềm tin rằng mọi thông tin phải được công bố. Chỉ có một lý do duy nhất mà một phóng viên phải đấu tranh đó là nói lên sự thật, toàn bộ sự thật".
Arnett cho hay ông liên tục có động lực để tiếp tục trên con đường đã chọn với ý thức trách nhiệm như một nhân chứng lịch sử đối với công chúng. Ông phải "ghi lại chính xác những gì chúng tôi nhìn thấy".
"Tin tức về Việt Nam chính là cuộc chiến kiểm duyệt lớn nhất của nước Mỹ. Và chúng tôi những nhà báo đã phá được một bức tường vô cùng vững chắc, đánh bại được quan điểm lạc quan của các quan chức chính phủ về cuộc chiến này. Chúng tôi đã đăng tải sự thật trần trụi", Arnett nói.
Nick Út và “Em bé napalm” Kim Phúc tại Mỹ
Nick Út và “Em bé napalm” Kim Phúc tại Mỹ
Nick Út: Bức ảnh "Em bé napalm" suýt bị bỏ qua
Phóng viên ảnh Nick Út đã chụp được những khoảnh khắc khủng khiếp về cuộc chiến tranh diễn ra trên đất nước mình. Và tấm ảnh "Em bé napalm" của ông với hình ảnh một bé gái trần truồng vì bị hơi nóng của bom napalm thiêu rụi quần áo đang chạy trốn khỏi ngôi làng bị ném bom của mình đã đoạt giải thưởng Pulitzer danh giá của báo chí thế giới.
Ông sẽ không bao giờ quên sự kiện tồi tệ vào ngày 8.6.1972, tại Trảng Bàng (Tây Ninh). 8.6.1972 là một ngày đặc biệt khủng khiếp mà cảnh tượng bi thảm nhất của cuộc chiến tranh đã được phản ánh lại trên phim ảnh. Hơn 10 phóng viên, quay phim có mặt vào thời điểm đó thuộc các hãng tin ABC News, CBS, BBC, và Nick Út. Vào khoảnh khắc đó, cuộc sống kết thúc với một số người và thay đổi đối với rất nhiều người dân khác của ngôi làng nhỏ ở Trảng Bàng. Và "em bé napalm" Phan Thị Kim Phúc trở thành gương mặt tố cáo tất cả sai lầm của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Khi chuyển phim về trụ sở, lúc đầu các biên tập viên đã bỏ đi những hình ảnh "tiêu cực" và in 5 trong 7 ảnh. Riêng hình ảnh "Em bé napalm" "không thể sử dụng ở Mỹ" - biên tập viên Carl Robinson nói. Sau bữa trưa, biên tập viên ảnh Horst Faas của AP Saigon trở lại và nhìn thấy tấm ảnh. Ông mắng tất cả và yêu cầu "chuyển hình ảnh đi ngay lập tức!".
Và bức ảnh đó đã được toàn thế giới biết đến. Hình ảnh này được đăng tải trên trang nhất của rất nhiều tờ báo trên thế giới. Cũng từ đó, các bác sĩ ở khắp nơi trên thế giới đã tình nguyện chữa trị cho Kim Phúc. Và đó là may mắn, nếu không, cô sẽ chết.
Bây giờ, 40 năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, ông trở về Việt Nam lần thứ ba. Ông đã nhìn thấy quê hương vươn lên và phát triển từ đống tro tàn của chiến tranh, hiện hết sức sôi động chứ không như những ký ức kinh hoàng năm xưa.
Theo Thanh Huyền
Lao Động

Chuyên gia Liên Xô và ký ức chiến tranh Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, báo Tin Tức xin trích giới thiệu hồi ức của bà Roslyakova Liubov Ivanovna, người từng có thời gian công tác tại Văn phòng Tham mưu trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam.
Người phụ nữ đầu tiên
Cuối năm 1966 tôi được triệu tập đến Tổng cục 10 thuộc Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Liên Xô để nhận thông báo về việc sang công tác tại Ban Tham mưu Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam.
Bà Liubov Ivanovna khi công tác tại Việt Nam
Bà Liubov Ivanovna khi công tác tại Việt Nam
Trước đó tôi chỉ biết về Việt Nam qua sách giáo khoa và các phóng sự truyền hình về cuộc chiến tranh tàn khốc, những nỗi đau và khổ cực của nhân dân Việt Nam. Thật khủng khiếp khi phải chứng kiến cảnh địa ngục mà đế quốc Mỹ đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, một khi ban lãnh đạo Liên Xô đã quyết định cử chuyên gia quân sự để giúp quân đội và nhân dân Việt Nam thì điều đó là cần thiết, tức là giọt mồ hôi lao động của tôi sẽ nhỏ vào nỗ lực chung hỗ trợ nhân dân Việt Nam. Tất cả chỉ đơn giản như vậy thôi và tôi đã đồng ý.
Cuối tháng 3/1967, tôi cùng với đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô rời sân bay quân sự Chkalov sang Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, theo cách nói tại Tổng cục 10 Bộ Tổng tham mưu. Máy bay của chúng tôi đến Việt Nam vào đêm khuya. Xung quanh yên ắng. Bước ra khỏi máy bay tôi lấy làm kinh ngạc vì trời tối như mực, không khí bên ngoài ngột ngạt, oi bức và nồng nồng. Đón chúng tôi là các quân nhân Việt Nam và đại diện Ban Chỉ huy của chúng tôi.
Bà Liubov Ivanovna hiện nay
Bà Liubov Ivanovna hiện nay
Trong số chuyên gia quân sự Liên Xô được cử đến Việt Nam, tôi là người phụ nữ đầu tiên. Từ sân bay chúng tôi được chở về một khách sạn ở khu Kim Liên. Người ta giúp mang những chiếc vali của tôi vào phòng và bảo sẽ có người đến đón tôi đến nơi nhận công tác. Tôi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trong phòng làm việc của Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam - Thiếu tướng Belov G. A. Trong cuộc trao đổi với tôi, đồng chí Belov G. A. lưu ý rằng công việc sẽ rất nhiều, đồng thời phải thực hiện có hiệu quả và nhanh chóng, bất kể thời gian vì thông tin chỉ được chuyển về Moskva 2 lần một tháng bằng đường thư ngoại giao. Để kịp chuẩn bị và đánh máy tài liệu gửi Bộ Tổng tham mưu cho kịp chuyến thư định kỳ, đôi khi tôi phải làm việc từ sáng ngày hôm trước thông đến sáng ngày hôm sau.
Sau một thời gian thì tôi được chuyển sang nơi ở mới, nơi có 4 cán bộ Đại sứ quán đang sống. Chúng tôi chung sống rất hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau những gì có thể. Nếu ai đó nhận được bánh mì đen và cá trích muối thì chúng tôi đều chia cho nhau các đặc sản này, và ngày hôm đó cũng là một ngày vui.
Những trận bom tàn khốc
Khoảng đầu tháng 4 năm đó tôi lần đầu tiên được nghe tiếng còi báo động, song chưa biết đấy là cái gì. Sau đó từ loa phóng thanh vang lại mấy câu “Máy bay Mỹ! Máy bay Mỹ!”, hóa ra đó là báo động và người phát thanh viên thông báo về việc máy bay Mỹ đang đến gần, cần ẩn nấp vào các hầm trú bom đã đào sẵn ở hầu hết trong sân mỗi căn nhà và trên các con phố.
Tuy nhiên, cái được gọi là hầm tránh bom có vẻ không giống lắm. Trên thực tế đấy chỉ là một cái hố có nắp đậy, sâu khoảng 1,5 m và rộng chừng 0,5 m. Người ta đào cái hố này căn cứ vào kích cỡ người Việt Nam. Tôi còn chưa kịp định hình thế nào thì máy bay Mỹ đã ném bom và tôi buộc phải nhảy xuống cái hố đó. Tôi kéo nắp đậy nhưng do chưa được tập huấn từ trước nên không thành công. Khi tôi kéo được chiếc nắp lại gần phía mình thì hóa ra chiếc hố này quá nhỏ đối với tôi nên đầu tôi vẫn nhô lên khỏi hầm và không được bảo vệ. Nhận ra rằng chiếc hầm không thể cứu được tính mạng nên tôi nhảy lên và chạy ngược vào trong nhà, nơi có vẻ yên ổn hơn. Sau khi trận oanh tạc qua đi, tôi lại tiếp tục đến chỗ làm.
Hà Nội bị oanh tạc cả ngày, chỉ trừ lúc ăn trưa, còn buổi chiều và buổi tối thì ném bom nổ dữ dội. Trung bình phi công Mỹ thực hiện từ 30 - 40 lần xuất kích mỗi ngày. Những ngày tháng đó hết sức gian khổ, đặc biệt vào ban đêm. Khi có tín hiệu báo động, tôi và các đồng nghiệp bật dậy khỏi giường, đứng trong khung cửa lối ra vào phòng ở của mình. Đôi khi những chỗ này lại là vị trí an toàn tránh cho tường và trần nhà khỏi bị đổ sập và qua đó cứu được mạng người.
Ở chỗ làm khi máy bay Mỹ ném bom chúng tôi cũng chạy lại chỗ khung cửa và đôi khi mọi người đứng đông kín. Lúc xảy ra trận ném bom, cảm giác thật kinh khủng. Tôi có cảm tưởng rằng chỉ một mình tôi là sợ hãi. Tuy nhiên có một lần tôi mạnh dạn hỏi đồng chí Thiếu tướng, anh hùng Liên Xô Vladimir Petrovich Senchenko, người từng tham gia chiến tranh vệ quốc vĩ đại, rằng ông ấy có sợ không. Đồng chí ấy trả lời rằng có sợ và thậm chí còn rất khiếp sợ. Chỉ có người đã chết mới không sợ chết, còn người đang sống thì luôn sợ chết, đó là điều hiển nhiên.
 
Ông còn nói thêm rằng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, khi xảy ra oanh kích có thể nấp, chẳng hạn ở góc nhà, trong bụi cây hoặc chạy vào rừng, còn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam bom trút xuống như rải thảm nên không còn chỗ mà nấp. Bom, nhất là bom bi có thể xuyên vào cả trong nhà, trong rừng, tóm lại là ở bất cứ đâu và con người không có nơi nào để ẩn nấp cũng như phương tiện nào để bảo vệ bản thân. Do vậy ở Việt Nam về mặt tâm lý cảm giác nặng nề hơn rất nhiều.
Sau cuộc nói chuyện này tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn như vừa trút được gánh nặng tâm lý. Tôi hiểu rằng tôi sợ hãi không phải vì tôi yếu đuối hay là phụ nữ, mà hóa ra tất cả mọi người đều sợ, kể cả đàn ông.
Vào một ngày mùa hạ đã diễn ra một đợt ném bom bi mà đến bây giờ nhớ lại tôi vẫn thấy khủng khiếp. Một quả bom rơi trúng góc nhà, nơi các cán bộ thuộc Phòng tùy viên quân sự Liên Xô đang sinh sống. Ngôi nhà đó hình như có 3 tầng. Toàn bộ một góc nhà bị phá sập tạo thành một cái hố sâu, còn các bức tường thì bị bom bi găm lỗ chỗ. Những ngôi nhà nằm bên cạnh và đối diện cũng bị hư hại. Rất may lúc đó mọi người đi làm hết nên không ai bị thiệt mạng. Sau trận ném bom chúng tôi bước vào một căn phòng của ngôi nhà bên cạnh (nơi đặt trạm y tế) thì thấy những lỗ bom bi chi chít trên bức tường dày khoảng 40 cm. Các viên bi rơi cả trên giường, trên bàn và cả sàn nhà. Đối diện căn nhà này là nhà của một cơ quan đại diện nước ngoài và nhà của tôi.
Tôi chợt nghĩ không hiểu căn phòng của tôi ra sao, và khi tôi bước vào thì nhìn thấy chiếc điều hòa nhiệt độ bị bom đánh văng ra ngoài phố, chiếc tủ lạnh nằm lăn lóc ở cuối căn phòng, các khung cửa sổ vỡ nát với những mảnh kính nằm vung vãi trên sàn, các cánh cửa bung khỏi bản lề. Không ai có thể bình thản nhìn cảnh tượng này, trong khi chuyến công tác mới chỉ bắt đầu...
Không lung lay ý chí
Sau một thời gian, có thông tin cho biết Mỹ rải truyền đơn nói rằng sẽ xóa sổ Hà Nội và phá con đê trên sông Hồng để nước tràn vào nhấn chìm mọi thứ. Những việc này sẽ diễn ra nhanh chóng đến mức chúng tôi không kịp chạy thoát đi đâu. Tôi thậm chí đã hình dung ra cảnh lụt lội... Tôi không biết bơi, vì vậy tôi đã nhắm một cái cây gần nhà. Cây cao và có những bông hoa đỏ. Trên cây có một cái cành to và tôi sẽ bám vào đó, tất nhiên là nếu kịp. Tôi nghĩ cái cây đó khó mà cứu được mạng sống, song về mặt tâm lý tôi đã chuẩn bị cho mình một “lối thoát”. Rất may là điều đó đã không xảy ra. Hà Nội bị ném bom cả ngày lẫn đêm, nhưng các chiến sỹ tên lửa Việt Nam cùng với các chuyên gia quân sự Liên Xô đã không để cho bọn Mỹ ném bom phá sập đê sông Hồng.
Mỹ ném bom ác liệt nhất là vào tháng 5/1967. Không quân Mỹ bắt đầu ném bom từ sáng, còn tôi vất vả lắm mới đến được trụ sở Đại sứ quán. Đi trên đường lúc đó thật đáng sợ, mặt đất rung chuyển. Tôi luôn mang theo chiếc mũ cối được tặng nhân ngày 8/3 và luôn đội khi đi trên đường. Mỹ ném bom không ngừng nghỉ từ sáng đến trưa, sau đó thì nghỉ giải lao và chúng tôi kịp ăn trưa ở nhà bếp trong khoảng thời gian ấy. Nhưng chỉ ngay sau đó máy bay Mỹ tiếp tục ném bom, tưởng như ngày tận thế đã đến.
 
Sau khi bom dứt, chúng tôi nhìn ra đường và nhìn thấy trên trời một chiếc máy bay Mỹ bị cháy đang rơi xuống gần nhà. Không ai biết nó sẽ rơi xuống đâu, vào nhà chúng tôi hay nhà hàng xóm. Có vẻ như nó đang rơi xuống đầu. Chúng tôi nhìn lên trời và bắt đầu từ biệt cuộc sống. Chỉ còn 1 giây nữa thôi chúng tôi có thể không còn trên đời này nếu chiếc máy bay nổ tung. Và không chỉ chúng tôi, mà còn tất cả những người đang sống trong ngôi nhà này và xung quanh đó nếu chiếc máy bay rơi xuống với cái bụng đầy bom.
 
Chiếc máy bay rơi thấp dần, bay về phía nhà chúng tôi và Câu lạc bộ quốc tế, mà phía sau là Đại sứ quán Liên Xô. Chúng tôi chết lặng nhìn về phía vang lên tiếng nổ kinh khủng đến mức trong một vài giây tôi không còn nghe được gì. Sực tỉnh lại chúng tôi chạy về phía một ngọn lửa dữ dội đang bốc lên. Khi đến nơi chúng tôi nhìn thấy chiếc máy bay rơi xuống con phố ngay sát hàng rào Đại sứ quán, thân máy bay cắm sâu xuống lòng đất, bên trên chỉ còn lại đôi cánh.
Thật may mắn là nó không rơi vào Đại sứ quán và trên khoang cũng không có bom. Tuy nhiên trong bình xăng vẫn còn nhiên liệu nên nó bốc cháy, nhưng điều này không đáng sợ. Khi chiếc máy bay phát nổ, một số căn phòng của Đại sứ quán bị sụp trần và bay cửa sổ song may mắn không ai bị thương. Chúng tôi còn chưa kịp trấn tĩnh lại thì địch lại tiếp tục ném bom, và có thông tin rằng sớm muộn Mỹ cũng sẽ phá hủy con đê. Một lúc sau, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô, Thiếu tướng G. A. Belov đến gặp tôi và ra lệnh xuống hầm tránh bom ở gần Sứ quán, trong khuôn viên Cơ quan đại diện thương mại Liên Xô. Tôi nhanh chóng chạy tới đó. Lần đầu tiên tôi thấy một chiếc hầm tránh bom thực sự. Lúc này trong hầm đã có nhiều người và chúng tôi ngồi dưới đó rất lâu.
Sau những trận ném bom kéo dài, khi ăn không ngon, ngủ không yên, vì ẩm ướt, mồ hôi và côn trùng cắn, tôi bắt đầu bị đau tim, hệ tiêu hóa làm việc kém và các ngón tay sưng phù lên. Các bác sỹ quân y Ivanov A. I và Peregudov I. G đã khẩn thiết khuyên tôi trở về Moskva để tránh tình trạng xấu hơn. Tôi từ chối với lí do tôi sẽ phải giải thích thế nào khi về đến Moskva? Vì tôi không hoàn thành nhiệm vụ, mà tôi không thể chấp nhận điều này dù họ có khuyên tôi thế nào đi chăng nữa.
Tôi đồng ý với mọi biện pháp chữa trị mà họ đề nghị. Tôi bắt đầu được tiêm và cho uống các loại thuốc viên, bôi và băng bó các ngón tay sưng phồng của tôi. Tôi cảm thấy khá hơn nhưng tôi vẫn chưa tháo băng trong một thời gian dài. Vì vậy, một số người khi chào hỏi tôi họ không dám bắt tay nữa vì tưởng rằng tôi bị một căn bệnh truyền nhiễm nào đó. Để xua tan những nghi ngờ này, đôi khi tôi phải tháo băng để lộ những ngón tay sưng phồng. Tôi rất biết ơn các bác sỹ Ivanov A. I và Peregudov I. G vì đã làm tất cả để tôi có thể thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình, mà nhờ đó tôi được nhận Huân chương Lao động vẻ vang. Trong suốt thời gian chiến tranh ở Việt Nam, tôi là người phụ nữ duy nhất trong Nhóm các chuyên gia Liên Xô được Chính phủ khen thưởng.
Tháng 3/1968 là thời điểm chuyến công tác của tôi kết thúc. Tôi đã chuẩn bị đóng gói đồ đạc về nước, song hết tháng 3, tháng 4 rồi đến tháng 5 vẫn chưa có người sang thay. Người ta cho biết ở Moskva đã làm thủ tục cho người sang thay tôi nhưng vào phút chót người ấy đã từ chối lên đường vì không muốn đến một nơi có điều kiện khốc liệt như vậy.
 
Rồi đến tháng sáu. Vào cuối một ngày làm việc Trung tướng Abramov V. N. (đã qua đời), là người sang thay Thiếu tướng Belov, gọi tôi đến phòng làm việc và cho biết Chính phủ Việt Nam tặng tôi Huy chương Hữu nghị. Và vào cuối tháng 7 cũng có người sang thay tôi. Vì vậy, thay vì 1 năm ở Việt nam, tôi đã ở tới 1 năm 4 tháng. Từ đó đến nay đã 42 năm trôi qua, nhiều thứ đã rơi vào quên lãng, duy chỉ có chuyến công tác Việt Nam là tôi không bao giờ quên.
 
Theo Cao Cường (P/v TTXVN tại LB Nga) lược dịch

Chiến thắng VN - bốn trong một: Cái nhìn của người ngoài cuộc

Bài viết của chuyên gia quân sự, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga A.Khramchikhin để có thêm một cách nhìn từ người ngoài cuộc về cuộc kháng chiến của chúng ta (chính xác đến đâu ta không bàn tới ở đây). Tất cả các ảnh trong bài này là của tác giả A.Khramchikhin.

Máy bay tiêm kích F-4 “Phantom” Mỹ, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 23/4/1972 . (Ảnh:
Máy bay tiêm kích F-4 “Phantom” Mỹ, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 23/4/1972 . (Ảnh: AP)
Lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam
Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh mang tính chất thời đại. Chính cuộc chiến tranh này là một cái mốc đánh dấu giai đoạn chuyển từ các cuộc chiến tranh cổ điển quy mô lớn sang một hình thái chiến tranh hoàn toàn mới.
Đây thực sự là một cuộc chiến tranh “ bốn trong một”: cuộc chiến tranh công nghệ cao đầu tiên trong lịch sử (Bộ đội phòng không Bắc Việt chống lại Không quân Mỹ), “cuộc chiến tranh nổi dậy” (du kích Việt Cộng trên lãnh thổ Nam Việt Nam chống Quân Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cùng một số đồng minh), cuộc chiến tranh cổ điển (Quân chính quy Bắc Việt Nam chống Quân chính quy Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa), và một cuộc chiến tranh thông tin quy mô lớn. Đối với nhiều chuyên gia quân sự thì trong cuộc chiến tranh du kích câu hỏi ai thắng ai đang còn là một vấn đề cần tranh luận.
Trong các cuộc chiến tranh công nghệ cao và chiến tranh cổ điển thì có thể nói hai bên ở vào thế ngang ngửa (giằng co) chiến lược- có nghĩa là không bên nào có thể hạ đo ván đối phương. Tất nhiên, Mỹ đã có thể sử dụng bom nguyên tử nhưng hiểu rằng điều đó là không cần thiết vì rất nhiều lý do.
Nhưng trong cuộc chiến tranh thông tin thì Bắc Việt Nam đã chiến thắng một cách xuất sắc. Có lẽ chiến thắng trong cuộc chiến tranh thông tin đã giúp những người cộng sản Việt Nam giành chiến thắng trọn vẹn trong cả cuộc chiến tranh nói chung.
Các phân đội Bắc Việt đã xâm nhập Nam Việt Nam từ giữa năm 1959. Đến cuối năm sau (20/12/1960-ND), Mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập và ngay sau đó Mặt trận này đã thành lập Quân đội riêng của mình.
Để đối phó, đến mùa xuân năm 1961, những phân đội Quân chính quy Mỹ đã được đưa tới Miền Nam Việt Nam để tăng cường cho các cố vấn quân sự Mỹ đã có mặt tại Nam Việt Nam đến thời điểm đó.
Bắt đầu một cuộc leo thang chiến tranh cổ điển, - tức là từ xung đột quy mô nhỏ biến thành một cuộc chiến tranh nổi dậy quy mô lớn trên lãnh thổ Nam Việt Nam. Những người cộng sản cả Bắc và Nam Việt Nam chiến đấu chống lại Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Việc leo thang chiến tranh sang lãnh thổ Bắc Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian, bởi vì nếu không chia cắt được (cắt đứt chi viện) Nam Việt Nam với Bắc Việt Nam thì (Mỹ và Việt Nam Cộng hòa) không thể nào chiến thắng được du kích Nam Việt Nam.
Máy bay tiêm kích F-4 “Phantom” Mỹ, Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 23/4/1972 . (Ảnh:
Một trong hai chiếc máy bay lên thẳng H-21 bị bắn hạ "trên lãnh thổ Việt Cộng", ngày 11/12/1962 . (Ảnh: Horst Faas/AP)
Và thời điểm đó đã đến – ngày 02/8/1964, một sự kiện nổi tiếng với tên gọi “ sự kiện Vịnh Bắc bộ ” đã xảy ra – các tàu phóng lôi Bắc Việt Nam tấn công các tàu khu trục Mỹ. Rất có thể là đã không hề xảy ra một cuộc tấn công nào trên thực tế. Chỉ đơn giản là vì hai bên đã không thể không đánh nhau được nữa.
Cho đến thời điểm xảy ra sự kiện “Vịnh Bắc bộ”, du kích Miền Nam đã kiểm soát 2/3 lãnh thổ và dân chúng Nam Việt Nam.
Nói chung, người Mỹ chỉ hạn chế ở việc sử dụng các đòn tấn công (Bắc Việt Nam) từ trên không. Quả thực, dùng từ “hạn chế” ở đây cũng không ổn lắm. Thực sự là đã không có bất kỳ một “hạn chế” nào (dĩ nhiên, ngoại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân).
Việt Nam đã phải phải hứng chịu một khối lượng bom nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào trong toàn bộ cuộc chiến tranh (7,5 triệu tấn). Tất nhiên, về phía mình Không quân Mỹ cũng phải gánh những tổn thất không hề nhỏ một chút nào.
Liên Xô giúp đỡ những người cộng sản Việt Nam từ cuối những năm 40. Đã đóng góp đáng kể cho chiến thắng của người Việt Nam trước người Pháp. Chính vì thế mà Liên Xô không thể không giúp Việt Nam trong cuộc chiến với người Mỹ. Khi các cuộc tấn công của Không quân Mỹ bắt đầu tại Miền Bắc, Liên Xô triển khai cung cấp cho Hà Nội các phương tiện phòng không.
Đầu tiên là các máy may tiêm kích MiG-17 (chỉ được trang bị pháo), sau đó là các máy bay tiêm kích siêu âm MiG-21 mang tên lửa “không đối không” và các tổ hợp tên lửa phòng không S-75.
Mối quan hệ giữa Matxcova và Hà Nội cũng đã không hề đơn giản, bởi vì đứng giữa hai nước là Bắc Kinh, ở cả nghĩa đen (địa lý) lẫn nghĩa bóng (chính trị). Cả Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đều giúp Bắc Việt Nam, nhưng đến khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn quyết liệt thì mối quan hệ giữa hai nước này hoàn toàn bị cắt đứt.
Tuy nhiên, Trung Quốc đơn giản là không thể cung cấp cho Việt Nam những trang bị kỹ thuật tác chiến cần thiết và với khối lượng cần thiết. Chính vì vậy mà sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Matxcova là điều tất yếu.
Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục khôn khéo “cơ động “ giữa Liên Xô và Trung Quốc (cho đến tận đầu những năm 70, khi Trung Quốc nhanh chóng “đi đêm” với Mỹ và vì thế sự bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã không còn thể “ chữa trị” – thậm chí còn dẫn đến chiến tranh năm 1979).
Còn về mối quạn hệ với các đồng chí Xô Viết thì đôi khi các đồng chí Việt Nam cũng cư xử hơi bất thường. Ví dụ, cố ý lưu các tàu Xô Viết ở cảng Hải Phòng, không những thế lại còn đặt các khẩu đội pháo cao xạ ngay cạnh các tàu.
Có lẽ với tính toán là Không quân Mỹ sẽ không dám mạo hiểm tấn công các tàu Xô Viết. Các phương tiện kỹ thuật quân sự chiến lợi phẩm thu được của Mỹ không phải lúc nào cũng được chia sẻ cho các đồng chí Xô Viết và nếu có thì cũng không gửi ngay lập tức. Mặc dù vậy, người Việt Nam cần phải có cái gì đó để đánh nhau với Mỹ, còn người Nga thì cũng cần phải “ nện” Mỹ và cũng nhân đó để thử nghiệm các loại vũ khí mới của mình.
Để có thể sử dụng vũ khí hiện đại thì trước tiên phải hướng dẫn người Việt Nam. Đây là một việc làm không dễ dàng nhưng rất có triển vọng (khác với những gì đã diễn ra ở phần lớn các nước Trung Đông, đặc biệt là các nước Châu Phi nhiệt đới – những nước tiếp nhận sự trợ giúp quân sự của Liên Xô). Những người Việt Nam dám đánh và biết đánh.
Đối với những loại vũ khí tương đối đơn giản thì người Việt Nam tiếp thu tốt và nhanh đến nỗi chỉ một thời gian ngắn sau đã có thể dạy lại cho các “thầy Xô Viết” cách sử dụng chúng trong chiến đấu như thế nào. Cụ thể là sử dụng pháo phòng không (2/3 số máy bay và máy bay lên thẳng bị bắn rơi trên bầu trời cả hai miền là công của pháo phòng không).
 
Lính đặc nhiệm Mỹ đổ bộ từ máy bay lên thẳng H-21 , Nam Việt Nam, 04/01/1963. (Ảnh:
Lính đặc nhiệm Mỹ đổ bộ từ máy bay lên thẳng H-21 , Nam Việt Nam, 04/01/1963. (Ảnh: Horst Faas/AP Photo)
Việc huấn luyện các phi công có phức tạp hơn. Thứ nhất, về mặt kỹ thuật – hiểu theo nghĩa đen – máy bay là phương tiện kỹ thuật phức tạp. Thứ hai, về thể lực. Phần lớn các phi công Việt Nam nhỏ người và có thể lực yếu hơn so với các đồng nghiệp Xô Viết, họ chịu lực quá tải kém hơn, ca bin máy bay cũng “hơi rộng “ so với khổ người của họ.
Có lẽ vì lý do này mà các phi công Việt Nam cho đến cuối chiến tranh vẫn thích MiG-17 cũ hơn là MiG-21 mới. MiG-17 dễ khai thác sử dụng, kích thước nhỏ hơn và tốc độ thấp hơn (vì thế phi công chịu lực quá tải ít hơn) nhưng lại rất cơ động. Mặc dù có khó khăn với MiG-21, người Việt Nam cũng đã chiến đấu với MiG-21 rất xuất sắc.

Ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân (nhà du hành vũ trụ Việt Nam sau đó) lái MiG-21 đã bắn rơi chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Cho đến tận hôm nay, không có bất kỳ một phi công nào khác có thể lặp lại chiến công như vậy.
Tháng 4/1972, các phi công Việt Nam còn chiến thắng trong cuộc tấn công các tàu chiến Mỹ, bắn hư hỏng nặng một tàu khu trục Mỹ, mặc dù MiG được thiết kế không phải để thực hiện những chức năng như vậy (cho đến tận hôm nay, đây là cuộc tấn công các tàu của Hải quân Mỹ thành công duy nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai).
 Lực lượng không quân khổng lồ, được huấn luyện và trang bị cực kỳ tốt của Mỹ đã không thể nào đánh sập được lực lượng không quân non trẻ và có vẻ thô sơ của Bắc Việt Nam.
Về tổn thất của các hai bên trong các cuộc không chiến, dĩ nhiên, có sự khác biệt rất đáng kể trong các số liệu mà hai phía đưa ra. Có lẽ Không quân Bắc Việt đã mất 70 phi công và 145 máy bay – 75 MiG- 17, 05 J-6 (nhái MiG-19 của Trung Quốc), 65 MiG—21.
Đại đa số các máy bay nói trên là bị F-4 “ Phantom” bắn hạ .Về phần mình, các MiG -17 của Việt Nam đã bắn hạ ít nhất 16 F-4, 13 F-105, 04 F-8, 02 A-4, 02 A-1, 01 RF-8A, 01 RC-47, 01 máy bay lên thẳng CH-3C. J-6 chỉ băn rơi 03 F-4D.
Thành tích xuất sắc nhất, dĩ nhiên là thuộc về các phi công MiG-21 – 02 chiếc B-52 (chiếc thứ hai bị tiêu diệt khi MiG-21 của phi công Vũ Xuân Thiều lao thẳng vào), 38 đến 44 chiếc F-4, 16 đến 24 F-105, 02 F-8, 01 F-102, 01 A-4 ( hoặc là A-7) , 01 hoặc 3 chiếc EB-66C, 01 hoặc 02 RF-101, 01 RA-5C, 01 máy bay lên thẳng HH-53. Ngoài ra, các phi công Bắc Triều Tiên cũng tham chiến với MiG-21 và họ đã bắn hạ 01 F-4B, 01 RF-4C, 01 F-105D.
 
Lính đặc nhiệm Mỹ đổ bộ từ máy bay lên thẳng H-21 , Nam Việt Nam, 04/01/1963. (Ảnh:
Phi công Mỹ lắp vũ khí cho máy bay lên thẳng UH-1 chuẩn bị đánh nhau với các du kích Việt Cộng tại tỉnh Vĩnh Long ,Nam Việt Nam, 18/3/1963 . (Ảnh: Horst Faas/AP)
 
Mỹ chính thức thừa nhận là mất 114 máy bay trong các trận không chiến với Không quân Bắc Việt trên bầu trời Bắc Việt Nam (trong đó có 02 B-52, 59 “Con ma” (Phantom - mỗi Phantom có 02 phi công ) và 03 máy bay lên thẳng.
 
(Còn tiếp)  
 
Theo Lê Hùng (lược dịch)
Đất Việt

Bí mật 16 tấn vàng trong ngày giải phóng

16 tấn vàng dự trữ của chế độ cũ cũng được bảo quản nguyên vẹn. Việc tiếp quản các ngân hàng với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Đầu tháng 3/1975, ông Lữ Minh Châu, khi đó là Phó Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục, trong vỏ bọc là cán bộ một ngân hàng ngụy quyền Sài Gòn, được gọi ra căn cứ, ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục giao nhiệm vụ: nắm chắc hệ thống ngân hàng của miền Nam, đặc biệt là ngân hàng quốc gia, bộ máy phát hành tiền, kho tiền và kim khí quý… để đón quân giải phóng vào chốt giữ.

Trở vào Sài Gòn, Ban Tài chính đặc biệt ráo riết thực hiện nhiệm vụ được giao, chiến thắng càng đến gần, mọi công việc càng gấp gáp, chiều 30/4/1975, tại ngã tư Bảy Hiền, ông Lữ Minh Châu đón đoàn cán bộ tài chính của Ủy ban quân quản, phần lớn gồm các đồng chí thuộc Ban Kinh tài của Trung ương Cục do đồng chí Hai Xô làm trưởng ban vào tiếp nhận hệ thống Ngân hàng quốc gia của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một số đơn vị quân giải phóng vào làm nhiệm vụ bảo vệ.

Do đã chủ động chuẩn bị trước, nên mọi việc được khá suôn sẻ. Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng được tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê, thời điểm đó có 615 tỷ đồng tiền mặt lưu thông, 440 tỉ còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi.

Ông Lữ Minh Châu
Ông Lữ Minh Châu

Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, số này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền nhưng chưa kịp thực hiện.

Cùng với đó 16 tấn vàng dự trữ của chế độ cũ cũng được bảo quản nguyên vẹn. Việc tiếp quản các ngân hàng với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục.

Đêm 30/4, Ban Quân quản các ngân hàng ra lời kêu gọi tất cả các quan chức, nhân viên các ngân hàng đúng 8h ngày 1/5 có mặt tại 17 Bến Chương Dương, trụ sở Ngân hàng quốc gia của chính quyền cũ. Tại đây, thay mặt Ủy ban quân quản, ông Lữ Minh Châu công bố lệnh tiếp quản và lệnh cho các ngân hàng ngưng hoạt động.

Đồng thời công bố chính sách của cách mạng sẽ tiếp quản toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng của chế độ cũ. Trong đó bao gồm cả việc xác nhận nợ, tiếp quản các kho thế chấp, trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước. Lúc đó Thống đốc Ngân hàng quốc gia Lê Quang Uyển và một số phó thống đốc, các giám đốc ngân hàng thương mại khu vực Sài Gòn – Gia Định cũng có mặt. Những người có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ tài sản được giữ lại làm việc, anh chị em khác về nhà chờ, khi cần sẽ gọi.

Sau khi tiếp quản, tài sản thuộc Ngân hàng Trung ương được bàn giao toàn bộ cho Ngân hàng Trung ương của Chính phủ Cách mạng lâm thời, do ông Trần Dương làm Thống đốc. Ông Lữ Minh Châu được chính thức bổ nhiệm trưởng ban tiếp quản hệ thống ngân hàng thương mại khu vực Sài Gòn – Gia Định và Trưởng ban thành lập ngân hàng thành phố Sài Gòn (Sau này là ngân hàng Công thương thành phố).

Trụ sở ngân hàng quốc gia của chính quyền Sài Gòn
Trụ sở ngân hàng quốc gia của chính quyền Sài Gòn

Dưới sự chỉ huy của ông Lữ Minh Châu, việc kêu gọi nhân viên ngân hàng chế độ cũ quay lại làm việc cũng như việc kiểm kê đối chiếu sổ sách được tiến hành nhanh chóng. Nhờ đó mà đến ngày 9/5/1975, các ngân hàng đã hoạt động trở lại. Cùng với đó, ông đã tham gia thành lập ngân hàng mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời để thực hiện quyền phát hành, quản lý chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng miền Nam vừa giải phóng, tiến tới ngân hàng thống nhất đất nước.

Ngày 6/6/1975, năm tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ Lâm thời cách mạng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định 04/ PCT – 75 về thành lập Ngân Hàng quốc gia. Việc giữ nguyên tên gọi cũ đã giữ được "chân đứng" cho chúng ta tại các tổ chức tài chính quốc tế , vì "Ngân hàng quốc gia Việt Nam" của chính quyền Sài Gòn là thành viên sáng lập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như của Ngân hàng thế giới (WB), giúp ta kế thừa được quan hệ tín dụng quốc tế của ngân hàng cũ. Lúc này tiền gửi của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài vẫn còn hơn 100 triệu USD. Lịch sử đã chứng minh tính linh hoạt và đúng đắn của sự kiện này.

 Ông Văn Văn Sáu - trước 30/4/1975, là Giám đốc Nha Tín dụng cho biết: Ngày 1/5/1975, chúng tôi được triệu tập họp hội nghị quán triệt “Chính sách 10 điểm” của Chính phủ cách mạng lâm thời. Tôi ngạc nhiên thấy có đồng nghiệp cũ, nhưng giờ lại là cán bộ Ban Quân quản ngân hàng trong vị trí hướng dẫn chúng tôi học tập chính trị. Sau này mới biết đó là những cán bộ cách mạng hoạt động bí mật nội đô. Rồi theo chủ trương, Ngân hàng Sài Gòn – Gia Định cũng hoạt động trở lại.

Dạo ấy, tôi không cắt nghĩa được vì sao lại thấy mình cứ ngày một vui hơn mỗi khi đến công sở làm việc. Mãi sau này tôi mới biết chính bởi mình bị cuốn hút vào cái hào khí đất nước được giải phóng, Tổ quốc thống nhất. Thì ra đó là tình cảm dân tộc vốn vẫn chảy trong máu người dân Việt như tôi.

Trong chuyên môn, cán bộ cũ và mới đều dễ tìm thấy sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Nhờ đó công việc của tôi ngày một tiến bộ lên. Khi đất nước bước vào đổi mới, tôi và nhiều chuyên gia ngân hàng cũ đã được mời tham gia soạn thảo đề án đổi mới ngân hàng. Riêng tôi được phân công vào Ban soạn thảo Đề án Thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Năm 1991 tôi trở thành Ủy viên HĐQT Agribank, kiêm Giám đốc Sở II Agribank tại TP Hồ Chí Minh. Ít lâu sau đó, vẫn trong cương vị Ủy viên HĐQT Agribank, tôi được giao nhiệm vụ Phó giám đốc Ngân hàng Liên doanh VinaSiam, cho đến năm 2001 thì được nghỉ hưu.

Theo Minh Thư
VietnamNet

Những chuyện đằng sau bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975

“Người phóng viên mang bản tin chiến thắng về để phát sóng trên Đài tiếng nói Việt Nam đã gặp tai nạn trên đường, vừa đến cổng Đài cô ấy đã ngất lịm đi…”- 40 năm sau, NSƯT Kim Cúc vẫn nhớ như in những câu chuyện đằng sau bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975.

40 năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của NSƯT- BTV Kim Cúc, người đọc bản tin chiến thắng trên sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam ngày 30/4/1975 vẫn vẹn nguyên những câu chuyện cũ, như thể câu chuyện ấy chỉ mới vừa xảy ra ngày hôm qua. Bà vẫn có thể đọc thuộc lòng, rõ ràng, mạch lạc cho PV Dân trí nghe từng chữ trong bản tin đã được viết cách đây 40 năm. Và bà vẫn đọc với giọng xúc động như thế, hào sảng như thế, đầy tự hào như thế.
Những chuyện đằng sau bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975
NSƯT Kim Cúc hiện tại, bà vẫn nhớ như thể mọi việc vừa mới xảy ra ngày hôm qua, 40 năm như chớp mắt lịch sử (Ảnh: Hiền Hương)
NSƯT Kim Cúc chia sẻ, bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975 là bản tin quan trọng nhất bà từng đọc trong cuộc đời làm biên tập viên ở Đài tiếng nói Việt Nam. Là bản tin đáng nhớ nhất, xúc động nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời bà. Là bản tin có tác động mạnh mẽ nhất. Và là bản tin hùng tráng nhất trong lịch sử phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam.
“Hôm ấy, thật may mắn và vinh dự, đúng vào ca trực của tôi. 11h45 trưa, một bản tin ngắn gọn, súc tích đã được gửi về đài thông báo, quân ta đã tiến vào Sài Gòn, lật đổ cánh cổng cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, và giải phóng hoàn toàn thành phố. Tôi là người trực nên có trách nhiệm lập tức đọc bản tin này trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, bản tin lúc 11h45. Sau đó, một bản tin khác được làm lại, dựng thêm thông tin, thêm nhạc nền là ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, và bản tin này được phát thanh vào lúc 18h ngày 30/4/1975. Sau này, mọi người chỉ nghe và biết đến bản tin phát thanh lúc 18h, nhiều người đã thắc mắc tại sao một thông tin quan trọng như thế lại phát muộn như thế? Với một cơ quan thông tấn lớn nhất miền Bắc khi ấy là Đài tiếng nói Việt Nam? Thực tế, chúng tôi đã phát đi một bản tin vào lúc 11h45 trưa ngày 30/4/1975, tôi đọc là phát thanh trực tiếp, đọc thẳng không sao in lại, không thu lại (do điều kiện kỹ thuật còn đơn sơ), nên ít người biết điều này”- NSƯT Kim Cúc nhớ lại.
Đằng sau bản tin chiến thắng trên sóng phát thanh ngày 30/4/1975 có nhiều câu chuyện, đến bây giờ NSƯT Kim Cúc vẫn nhớ như in.
NSƯT Kim Cúc được Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay nhân một lần Đại tướng đến thăm Đài tiếng nói VN
NSƯT Kim Cúc được Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay nhân một lần Đại tướng đến thăm Đài tiếng nói VN
Phóng viên- người mang bản tin từ Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam về để kịp phát thanh trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam hôm ấy trên đường đi đã gặp tai nạn. Khi về đến cổng Đài, nữ phóng viên đã ngất lịm. Một người khác đã ngay lập tức cầm bản tin ấy đưa sang phòng thu. Lúc ấy, BTV Kim Cúc cùng với một nữ BTV nói tiếng miền Nam đang trực. Bản tin được gấp rút thu thanh và phát trên Đài tiếng nói Việt Nam vào lúc 11h45 ngày 30/4/1975.
NSƯT Kim Cúc còn nhớ, “Bản tin rất ngắn gọn, súc tích với nội dung như sau “Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng ta mới nhận được. Đúng 11h30, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu Ngụy- Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng””. Theo NSƯT Kim Cúc, bản tin rất ngắn gọn, nhưng chứ đủ thông tin giống như lời hiệu triệu, cổ vũ, động viên quân và dân ta tiếp tục tranh đấu để đi đến toàn thắng.
Bản tin chỉ với bấy nhiêu chữ nhưng đã đủ khiến cả một dân tộc vỡ òa trong niềm vui, hạnh phúc vô bờ.
“Bản thân tôi khi đọc bản tin chiến thắng, ngoài việc gửi gắm niềm vui, sự sung sướng đến đồng bào mình, tôi còn có một niềm riêng khác là 2 em trai tôi khi ấy đang ở chiến trường. Tôi còn mới biết tin, một em trai của tôi bị thương trên chiến trường Quảng Trị. Vì thế, khi đọc bản tin chiến thắng ngày 30/4/1975, tôi vừa đọc vừa mong mỏi các em tôi sẽ nghe được bản tin này, để động viên, cổ vũ tinh thần cho các em tôi sẽ vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn- khi nghe thấy giọng nói của chị đọc tin chiến thắng”- NSƯT Kim Cúc tâm sự.
NSƯT Kim Cúc được Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay nhân một lần Đại tướng đến thăm Đài tiếng nói VN
Nữ phóng viên bị ngất khi đưa bản tin chiến thắng từ Bộ Tổng tham mưu Quân đội NDVN về Đài tiếng nói VN là Anh Trang (ngoài cùng bìa phải). Ngoài đời, nữ phóng viên Anh Trang và NSƯT Kim Cúc (giữa) cùng với chồng của NSƯT Kim Cúc (ngoài cùng bìa trái) là 3 người bạn thân.
40 năm đã trôi qua, nhưng ngồi nghe trực tiếp NSƯT Kim Cúc đọc lại rõ ràng bản tin chiến thắng, người viết thực sự xúc động. Theo NSƯT Kim Cúc, hẳn lúc ấy bà đọc sẽ còn tốt hơn, vì “khi ấy còn trẻ trung, sức khỏe dồi dào, lại còn nguyên cảm xúc vỡ òa của ngày chiến thắng. Bây giờ, sau 40 năm, tôi đã già rồi. Sức khỏe yếu đi nhiều. Giọng nói không còn “phong độ”. Nhưng quả thực, cảm xúc vẫn như dâng đầy trong tôi khi nhớ lại ngày này 40 năm trước”.
Ngay sau khi bản tin chiến thắng phát trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, người dân Hà Nội đã đổ ra đường reo hò, phất cờ, mừng chiến thắng. “Tin chiến thắng được người Hà Nội nghe qua loa lắp đặt trong nhà (thường để nghe báo động máy bay), ngay khi bản tin phát xong, tôi đã thấy bên kia đường mọi người hoan hô, vỗ tay, và hét vang: Chiến thắng rồi! Đại sứ quán Cu-Ba ở ngay gần phòng thu của Đài, họ cũng đổ ra đường nhảy múa, cầm xoong cầm nồi khua tứ tung, và họ cũng hô vang “Viva Việt Nam! Viva Việt Nam (Việt Nam muôn năm)”. Rồi suốt những ngày sau đó, cả Hà Nội không ngủ, cả Hà Nội vui như hội. Ai nấy đều mặc quần áo đẹp, đi ra đường, ra bờ Hồ để ăn mừng chiến thắng. Tiếp đó, là công việc đưa người vào Nam tiếp quản Sài Gòn, tái thiết miền Nam sau độc lập… Cả đất nước hân hoan, rộn ràng mừng lịch sử dân tộc sang trang mới”- NSƯT Kim Cúc kể lại.
Và bà nhắc đi nhắc lại.
“Ngay sau bản tin chiến thắng ấy, lịch sử dân tộc đã sang trang!”
 

Hiền Hương

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons