Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Dàn siêu xe khủng rước "Đại tiểu thư Hà thành" cách đây 60 năm

Đám cưới hoành tráng nhất Hà Nội của "Thiên kim đại tiểu tư" 60 năm về trước

Bộ ảnh chụp lại một đám cưới xưa tại Hà Nội vào năm 1952 đã gây sốt sau khi được chia sẻ trên một fanpage có gần 600.000 người theo dõi. 
Năm 1952, tại con phố Tràng Tiền đã diễn ra đám cưới xa hoa bậc nhất đất kinh kỳ giữa 2 gia tộc giàu có nổi danh nhờ kinh doanh buôn bán vải, may. Một dàn "" màu đen của họ nhà trai xếp hàng trước cửa nhà số 19 Tràng Tiền chuẩn bị đi rước dâu.
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Dàn xe khủng rước dâu thời bấy giờ
Nổi bật trong bộ ảnh là dàn "siêu xe" màu đen của họ nhà trai xếp hàng trước cửa nhà số 19 Tràng Tiền chuẩn bị đi rước dâu, dẫn đầu là chiếc Peugeot sang trọng. Đoàn rước dâu đã thu hút được sự quan tâm của người dân Hà Nội lúc đó.
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Dàn xe rước dâu cùng gia đình nhà trai
Dàn "siêu xe" trên là của con trai ông chủ tiệm may (người ôm bó hoa) dùng để rước dâu, trong hình là gia đình chú rể đến nhà cô dâu ở phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội). Thời ấy đón dâu bằng xe ô tô, lại còn những 10 chiếc xe sang, đã chứng tỏ địa vị và mức độ giàu có, xa hoa của nhà chú rể.
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Đón dâu tại nhà gái
Đi đầu bên trái là chú rể điển trai Nguyễn Đức Chiểu, cậu ấm của ông chủ tiệm may Á Đông, còn cô dâu mặc áo dài trắng (cúi mặt) đi bên phải là Nguyễn Thị An - đại tiểu thư gia đình quyền quý, giàu có nổi tiếng tại phố Sinh Từ.
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Cô dâu - chú rể
Cô dâu chú rể đều xuất thân danh gia vọng tộc, nên đám cưới được trang hoàng rất lộng lẫy, mang phong cách quyền quý.
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Cô dâu mới e ấp bên chú rể
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Dàn xe khủng thu hút sự chú ý của đông đảo dân chúng lúc bấy giờ
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Tiệc cưới hoành tráng với đông đảo khách mời là đại gia có tiếng.
Dàn siêu xe khủng rước Đại tiểu thư Hà thành cách đây 60 năm
 Họ hàng hai bên ăn trầu uống nước...
Đám cưới trong bộ ảnh này thuộc hàng "khủng" thời bấy giờ, bởi mức độ xa hoa của dàn xe đón dâu, cùng hàng trăm khách mời trong giới thượng lưu Hà thành tới dự tiệc. Cô dâu chú rể cùng xuất thân giàu có, những tấm ảnh về đám cưới quyền quý như thế này bây giờ đã rất hiếm, khó có thể tìm thấy để ngắm nhìn lại.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Những trận đánh đẫm máu nhất thế kỷ 20

Thế kỷ 20 chứng kiến những trận đánh hoặc chiến dịch quân sự đẫm máu với tổn thất sinh mạng chưa từng có trong lịch sử loài người.

Các trận kịch chiến này diễn ra trong cả hai cuộc Thế chiến và các cuộc xung đột khác.
Trang web Army-technology.com đã liệt kê ra 10 trận chiến khốc liệt nhất của thế kỷ 20 dựa trên con số thương vong được ghi nhận:
1. Trận chiến Stalingrad (1942-1943)
Trận huyết chiến này gây ra khoảng 2 triệu thương vong ở cả phía quân Xô viết và phía phát xít. Trận đánh này được coi là một trong các thảm họa quân sự kinh khủng nhất của thế kỷ 20. Đó là một trong các trận đẫm máu nhất lịch sử và được coi là một trong các sự kiện quân sự chính của Thế chiến thứ 2.
Xác một xe tăng chiến đấu bị tiêu diệt trên phố Stalingrad. Ảnh: Bundesarchiv.
Quân Đức đã bị bất ngờ trước sức mạnh quân lực của Hồng quân ở (nay là Volgograd) khi phía Liên Xô triển khai hơn 1 triệu binh sĩ trong Chiến dịch Uran nhằm đánh bại đội quân Đức chốt trong thành phố. Quân phe Trục đã bị Hồng quân đánh bại hoàn toàn ở Stalingrad và buộc phải rút một lực lượng lớn quân sự ở phía Tây về củng cố mặt trận phía Đông.
Con số người chết ở Stalingrad là rất lớn. Phe phát xít có khoảng 850.000 lính bị chết, mất tích hoặc bị thương. Còn phía Liên Xô có 1 triệu binh sĩ  hy sinh, mất tích hoặc bị thương. Đa phần dân thường bám trụ lại thành phố cũng thiệt mạng trong chiến trận.
2. Trận chiến Moscow (1941-1942)
Mật danh mà Đức đặt cho trận đánh này là Chiến dịch Typhoon, diễn ra trong Thế chiến 2 với khoảng 1,6 triệu thương vong.
Binh sĩ Hồng quân phòng thủ trước quân đội phát xít Đức ở ngoại ô Moscow. (Ảnh: RIA Novosti)
Trận chiến bắt đầu vào tháng 10/1941, bên Xô viết chủ yếu là phòng ngự trước cuộc tấn công của Đức nhằm vào .
Trận chiến bắt đầu vào tháng 1/1942, khiến ước chừng 174.000-400.000 quân Đức và 650.000-1,2 triệu quân Liên Xô thương vong.
Việc phòng thủ Moscow đánh dấu sự thành công của quân dân trong cuộc kháng chiến chống lại các lực lượng phe Trục. Đây cũng là thất bại của quân Đức ở cấp chiến thuật và chiến dịch.
3. Trận chiến Somme (1916)
Trận đánh Somme, còn được biết đến với cái tên Cuộc tấn công Somme, đã gây ra tổn thất hơn 1,2 triệu sinh mạng cho các đế quốc Anh, Pháp và Đức.
Trận chiến diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11/1918 gần sông Somme ở Pháp. Đó là một trong các cuộc đụng đột lớn nhất của Thế chiến thứ nhất.
Trận đánh Somme vẫn là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, gây ra thương vong khoảng 57.000 cho lục quân Anh vào ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nguyên nhân quân Anh chịu thương vong lớn là do họ thiếu kinh nghiệm và chỉ được huấn luyện một cách chắp vá.
Tổng cộng, khoảng 420.000 lính của Anh và lực lượng Khối Thịnh vượng Chung đã tử vong, bị thương hoặc mất tích trong cuộc chiến này, trong khi Pháp mất hơn 204.000 người. Còn Đế chế Đức chịu thương vong ở mức 680.000 người.
Phe Đồng minh đã phải trả một cái giá sinh mạng cực lớn chỉ để chiếm được từ tay Đức một dải đất dài 32km và rộng có hơn 10km.
4. Chiến dịch Bagration (1944)
Với tổng thương vong hơn 1,1 triệu người, Chiến dịch Bagration là một trong các trận huyết chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử. Bagration là mật danh cho Chiến dịch Tấn công Chiến lược Belarus có mục đích quét sạch các lực lượng Đức khỏi nước Cộng hòa XHCN Belorussia và miền đông Ba Lan trong Thế chiến 2.
Kết quả chiến dịch: 28 trong tổng số 38 sư đoàn lục quân Đức bị đánh tan tác. Khoảng 350.000-400.000 quân Đức bị tiêu diệt, bị thương hoặc bắt sống.
Trong khi đó hứng chịu thương vong hơn 770.000 người, gồm 180.000 người bị chết hoặc mất tích trong lúc chiến đấu.
Quân Liên Xô đã giải phóng một vùng lãnh thổ rộng lớn khỏi ách chiếm đóng của Đức và phá hủy cơ bản Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức.
5. Chiến dịch Gallipoli (1915-1916)
Trận đánh này còn được gọi là Chiến dịch Dardanelles, khiến hơn 500.000 người thương vong.
Trận chiến trên bán đảo Gallipoli thuộc Đế chế Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: Jeronimo.
Trận chiến diễn ra trên bán đảo Gallipoli trong Thế chiến thứ 1 và biến thành một thảm họa khi quân phe Hiệp ước mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường biển từ châu Âu sang Nga. Chiến hạm Anh và Pháp đã mở các cuộc tấn công vào Eo biển Dardanelles vào tháng 2/1915, còn quân Anh, Pháp, Australia và New Zealand xâm chiếm bán đảo Gallipoli vào tháng 4 cùng năm đó.
Các nước phe Hiệp ước hứng chịu hơn 250.000 thương vong trước khi họ thực hiện cuộc rút lui cuối cùng khỏi bán đảo Gallipoli vào tháng 1/1916. Thương vong của Đế chế Ottoman (tiền thân của ngày nay) lên tới 218.000-250.000 người.
Cuộc xâm lược kết thúc thất bại khi phe Hiệp ước hứng chịu đòn phản công dữ dội của quân Ottoman. Thời tiết xấu, đạn pháo thiếu, bản đồ và thông tin tình báo không chính xác cũng là nguyên nhân đóng góp vào thất bại của phe Hiệp ước.
6. Trận chiến Pháp (1940)
Trận này, hay được gọi là sự Thất thủ của nước Pháp, gây ra thương vong tổng cộng hơn 500.000 binh sĩ cho cả hai phe Hiệp ước và Liên minh Trung tâm. Trận chiến nước Pháp bao gồm các chiến dịch Fall Gelb và Fall Rot.
Tù binh Pháp bị quân Đức áp giải sau khi nước Pháp thất thủ. Ảnh: Bundesarchiv.
Nước Pháp thất thủ là cuộc xâm lược thành công của phát xít Đức trên lãnh thổ Pháp, cũng như Hà Lan, Bỉ, và Luxembourg. Khoảng 360.000 quân của phe Đồng minh đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, còn phe Trục thương vong hơn 160.000 người.
Cuộc kháng cự của Pháp chấm dứt  khi quân Đức chiếm được Paris vào tháng 6/1940. Pháp sau đó bị Đức chiếm đóng theo thỏa thuận ngừng bắn ký giữa hai nước. Pháp vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của phe Trục cho đến khi được quân Đồng minh giải phóng vào năm 1944.
7. Trận chiến Kolubara (1914)
Trận đánh này còn được gọi bằng cái tên Trận đánh Suvobor. Bước ngoặt của cuộc chiến là khi một lực lượng xâm lược mạnh của Áo-Hung bị lực lượng Serbia trang bị kém đẩy lui. Trận đánh dẫn tới kết cục hơn 350.000 lính bị chết hoặc bị thương.
Trận Kolubara được coi là cuộc chiến lớn nhất giữa quân đội Serbia và quân đội Áo-Hung trong Thế chiến thứ 1. Tổng cộng 450.000 lính Áo-Hung và 250.000 lính Serbia đã được tung vào trận đánh.
Quân Áo-Hung hứng chịu 224.500 thương vong, còn quân Serbia tổn thất 133.000 lính. Trận đánh chứng tỏ năng lực phản công của Serbia trước lực lượng Áo-Trung được trang bị tốt hơn nhiều.
8. Chiến dịch Market Garden (1944)
Thảm họa quân sự này xảy ra khi quân Đồng minh bao vây không thành công khu vực Ruhr. Thương vong từ trận đánh là hơn 26.000 người.
Chiến dịch Market Garden  – một trong các chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử. (Ảnh: army-technology)
Phe Đồng minh mở Chiến dịch Market Garden vào tháng 9/1944 nhằm tạo ra một hành lang không vận dài 103km để đưa xe tăng và binh lính vào miền bắc nước Đức. Trên 20.000 lính dù và hơn 13.500 lính tàu lượn, 5.200 tấn thiết bị, 1.900 xe, 560 pháo được thả xuống mặt đất trong chiến dịch này, khiến đây trở thành chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất từ trước tới nay.
Quân Đồng minh chiếm thành công một số đầu cầu trong giai đoạn đầu chiến dịch, nhưng phải đối mặt với sự kháng cự của quân Đức dữ dội hơn họ tưởng. Quân Đồng minh không vượt qua nổi sông Rhine với đủ lực lượng. Kết quả là quân Đồng minh bị thương vong hơn 17.000 lính. Thiệt hại của quân Đức thấp hơn, chỉ khoảng 9.000 người.
9. Cuộc chiến 6 ngày (1967)
Cuộc chiến tranh 6 ngày, còn gọi là Chiến tranh Arab-Israel lần thứ 3, gây ra hơn 23.000 thương vong trong cuộc tấn công bất ngờ do Israel thực hiện nhằm vào Ai Cập, Jordan và Syria nhằm đáp trả các mối đe dọa xâm lược từ khối các nước Arab.
Cuộc chiến 6 ngày bắt đầu vào ngày 5/6/1967 khi Israel mở các cuộc không kích bất ngờ lên các sân bay của Ai Cập. Không quân Ai Cập, Jordan và Syria hứng chịu thiệt hại nặng do các cuộc oanh tạc này.
Israel mở một loạt các cuộc tấn công trên bộ, trên không và trên biển, giành được quyền kiểm soát đối với bán đảo Sinai, dải Gaza (từ tay Ai Cập), và Bờ Tây (từ tay Jordan), và Cao nguyên Golan (từ tay Syria).
hứng chịu thương vong rất thấp, chỉ hơn 5.000 người, trong khi thương vong của Ai Cập là 15.000, Syria là 2.500 và Jordan là 800./.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Khóc thét với các hình thức tra tấn dã man thời trung cổ

1. Voi dày
Mô tả ảnh.
 
Hình thức tử hình bằng voi dày là cho voi nghiền nát, dày xéo. Cách tử hình này được sử dụng tại phía Nam và Đông Nam Á trong hơn 4.000 năm. Có nguồn tin cho biết nó từng được sử dụng bởi người La Mã và triều Nguyễn tại Việt Nam.
2. Ném vào bạc dầu
Mô tả ảnh.
 
Ném vào vạc dầu là hình thức tra tấn hết sức dã man. Nạn nhân sẽ bị ném thẳng vào vạc dầu đã được đun sôi . Hình thức này sẽ khiến nạn nhân đau đớn và chết ngay thức thì.
3. Kẹp ngực
Mô tả ảnh.
 
Dành riêng cho phụ nữ mắc tội, thiết bị này có được vót nhọn ở đầu và thường được nung nóng mỗi khi kẹp vào ngực của phụ nữ. Các móng vuốt có thể xé tuộc bộ ngực còn vết nóng sẽ làm bỏng phần thân trên của họ, gây ra đau đớn tột độ.
4. Tứ mã phanh thây
Mô tả ảnh.
 
Tứ mã phanh thây  là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng, từ đó bốn sợi dây kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành nhiều mảnh. Phạm nhân sau đó có thể bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân.
5. Tùng xẻo (lăng trì)
Mô tả ảnh.
 
Là hình thức được dùng phổ biến tại Trung Quốc. Người ta dùng một con dao cắt đi từng phần trên cơ thể của phạm nhân khiến họ chết dần chết mòn. Lăng trì được dùng cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như tội phản quốc, giết người hàng loạt, con giết cha mẹ… Một số hoàng đế dùng nó để trừng phạt các thành viên trong gia đình kẻ thù.
6.. Thiêu sống
Mô tả ảnh.
 
Thiêu sống chủ yếu được thực hiện tại Rome, Akragas ở Sicily, Ý, Anh và một số vùng Bắc Mỹ. Cơ thể phạm nhân sẽ bị đốt theo trình tự từ bắp chân, đùi, bàn tay, thân, cánh tay, ngực, ngực trên, mặt và sau đó là chết. Người ta còn đổ cả nhựa thông vào để ngọn lửa cháy nhanh hơn.
7. Lột da
Mô tả ảnh.
 
Lột da  là phương pháp tàn bạo nhất và thiếu văn minh nhất thời trung cổ. Người ta lột da của những tù nhân vẫn còn sống. Sau khi da đã bị lột hết, người bị kết án vẫn bị quăng quật để chảy máu cho đến chết. Những người thực thi hình phạt này còn dùng muối để tăng thêm đau đớn cho phạm nhân. Biện pháp trừng trị này dành cho tội phạm, tù binh và “phù thủy”, được sử dụng cách đây 1 ngàn năm ở Trung Đông và Châu Phi.
8. Đóng đinh sắt vào đầu
Mô tả ảnh.
 
Nạn nhân của hình phạt này bị trói tay chân, cỏ bị gông chặt. Khi hành hình, đầu nạn nhân bị kẹp chặt sau đó đầu sẽ bị người ta dùng búa đóng vào vào đinh sắt xuống đầu. Nạn nhân sẽ vô cùng đau đớn khi đón nhận cái chết.
9. Cưa người
Mô tả ảnh.
 
Cưa người được sử dụng thời La Ma, Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Á. Phạm nhân sẽ bị treo ngược người lên. Chiếc cưa được đưa từ trên xuống đi dọc cơ thể, cắt người làm 2 mảnh. Người bị xử thường sẽ không chết cho đến khi bị cưa đến đỉnh đầu.
10. Con bò rống
Mô tả ảnh.
 
Con bò rỗng ruột được đúc bằng đồng nguyên chất với một mảnh rắn được gắn với cánh cửa từ bên trong để tội nhân có thể bám vào mà … chịu phạt. Nạn nhân bị đặt cố định trong thân con bò, bên dưới là lửa đốt liên tục cho đến khi khối kim loại ấy chuyển từ màu vàng sang đỏ vì bị nung nóng.
Kiểu tra tấn khủng khiếp ngày bắt nguồn từ Silicy. Nạn nhân sẽ từ từ bị nướng cho đến chết với những tiếng kêu gào thảm thiết vì đau đớn, tiếng hét sẽ qua đường ống, phát ra ngoài như tiếng con bò thực sự đang rống lên.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bí mật ly kỳ về cung Nam Phương Hoàng hậu

 Đến với xứ sở hoa Đà Lạt, đến đường Hùng Vương du khách sẽ bắt gặp cung Nam Phương Hoàng hậu tọa lạc trên một quả đồi thơ mộng.

Nguồn gốc
Cung Nam Phương Hoàng hậu trước đây có tên là dinh Nguyễn Hữu Hào do đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào xây cất từ những năm 1930, nằm giữa rừng thông tĩnh lặng, có vườn hoa, cây cảnh, nhằm làm nơi nghỉ mát cho gia đình trong mỗi dịp xuân, hè. Sau một thời gian sử dụng, Quận công Nguyễn Hữu Hào quyết định tặng lại dinh thự xinh đẹp cho con gái là Hoàng hậu Nam Phương, nên người ta gọi là “Cung Nam Phương Hoàng hậu”.
Tuy gọi là cung nhưng thực chất dinh thự này không lớn, diện tích xây dựng chỉ khoảng 500m2, là công trình kiến trúc mang dáng cổ điển châu Âu pha lẫn hiện đại, bao gồm tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Điều đáng chú ý, tầng lầu được xây theo hình ngũ giác vọng nguyệt, với hệ thống mái nhà nhô ra có console gỗ đỡ lấy được lắp đặt khá đều đặn và nghệ thuật. Hệ thống ô thông gió có hoa văn trang trí cành đào cách điệu.
Ở tầng trệt có phòng khách, phòng bếp và phòng ăn được ốp gỗ khá ấm cúng, lò sưởi thì được ốp bằng đá hoa cương được đưa từ Ý về. Tầng lầu có 3 phòng ngủ dành cho Nam Phương Hoàng hậu, Hoàng tử Bảo Long, ông bà Nguyễn Hữu Hào. Các phòng đều có ban công có thể đi ra ngoài để ngắm cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Cầu thang làm bằng gỗ có hình xoắn ốc, không có trụ đỡ mà dựa hẳn vào vách. Những vòm cửa được ốp gỗ quý và kính màu tạo cho cả ngôi nhà toát lên sự ấm áp và sang trọng.
Bí mật ly kỳ về cung Nam Phương Hoàng hậu
Cung Nam Phương Hoàng hậu.
Theo chân anh Phạm Hữu Thọ - Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, tôi đi thăm toàn bộ cung Nam Phương Hoàng hậu và tận mắt chứng kiến những di vật của Hoàng hậu Nam Phương còn để lại từ giấy tờ nhà đất, hình ảnh của Nam Phương Hoàng hậu với gia đình, những bức thư của bà gửi cho Vua Bảo Đại, chiếc đàn dương cầm, đồ may vá, thêu thùa mà bà thường dùng, những bộ ly bạc, bát rượu tây bằng đồng và cả bộ ly thủy tinh có in niên hiệu Bảo Đại, khiến tôi tưởng như hình bóng của Nam Phương Hoàng hậu vẫn còn hiển hiện đâu đây.
Cuộc tình định mệnh
Cho tới bây giờ người ta vẫn chưa quên Hoàng hậu Nam Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (SN 1914, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang) trong gia đình đại điền chủ. Bà là quý nữ thứ hai của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Nguyễn Thị Bính. Năm 1926 bà được gia đình cho sang Pháp du học tại Trường Couvent des Oiseaux - một trường nữ danh tiếng ở Paris. Tháng 9/1932, sau khi thi đậu Tú tài toàn phần, Nguyễn Hữu Thị Lan quyết định về nước trên con tàu D’Artagnan của Hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng cùng đi trên chuyến tàu đó, nhưng không hiểu sao hai người lại không gặp được nhau.
Về Việt Nam được gần một năm, Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, được sự dàn xếp của Toàn quyền Đông Dương Pasquier và viên Đốc lý Darle (Thị trưởng Đà Lạt), trong một buổi dạ tiệc tại Khách sạn Palace, Bảo Đại đã gặp Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và bị “tiếng sét ái tình” đánh trúng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bảo Đại  trong cuốn “Con rồng Việt Nam” như thế này : “Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở Trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng.
Các vị Tiên đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn, đó chính là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam”.
Khi Bảo Đại quyết định chuyện cưới hỏi thì Nguyễn Hữu Thị Lan ra 3 điều kiện: Một, phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới, hai, được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo; ba, phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau. Vì vậy cuộc giữa Bảo Đại và Lan đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía triều đình và Hoàng thất, vì 12 đời Tiên đế nhà Nguyễn, các bà chánh cung chỉ được phong tước Hoàng quý phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Bí mật ly kỳ về cung Nam Phương Hoàng hậu
Nam Phương hoàng hậu.
Sự việc căng thẳng đến mức trước mặt Hoàng tộc, Bảo Đại đã phải thốt lên: “Trẫm cưới vợ cho trẫm, đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và triều thần”. Cuối cùng hôn lễ cũng được tổ chức vào ngày 20/3/1934 tại kinh thành Huế. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Hoàng đế phong cho Lan tước vị “Nam Phương Hoàng hậu”. Bảo Đại giải thích: “Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng đế”.
Tháng 8/1945, Hoàng hậu Nam Phương đã khuyên Vua Bảo Đại nên tuyên bố thoái vị để làm công dân một nước độc lập hơn làm vua mất nước. Trong “Tuần lễ Vàng” do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động, Nam Phương Hoàng hậu là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đến bên một cái bàn trải khăn đỏ, tháo hết số trang sức bằng vàng mang trên người để hiến tặng cho Tổ quốc và bà rất vui khi được gắn lên áo một chiếc huy hiệu cờ đỏ sao vàng.
Đầu năm 1946 thực dân Pháp quay lại với đã tâm cướp nước ta một lần nữa, bằng tấm lòng yêu nước thiết tha, Nam Phương Hoàng hậu đã gửi thông điệp cho Chính phủ các nước, bạn bè và chị em phụ nữ 4 phương kêu gọi bênh vực cho Việt Nam. Bà viết: “Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng minh mà nước Pháp lại là một thành viên.
Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi. Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi”.
Hôm nay, đến thăm cung Nam Phương Hoàng hậu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc xinh đẹp mà còn có thể hình dung lại lối sống giản dị, nhân cách cao quý và vẻ đẹp tuyệt vời của vị Hoàng hậu cuối cùng của đất nước Việt Nam.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Những hoàng hậu, công chúa đẹp nhất Việt Nam

Nhan sắc của các hoàng hậu, công chúa này đã trở thành đề tài bất tận cho các nhiếp ảnh gia trong nước và cả nước ngoài.

Thứ phi Mộng Điệp
Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, khác với nhiều cung tần  thời trước, Mộng Điệp là phụ nữ đã có chồng và con. Tuy nhiên, nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã "đốn ngã" trái tim Bảo Đại mà ông từng tưởng rằng chỉ thuộc về duy nhất Nam Phương hoàng hậu.
Những hoàng hậu, công chúa đẹp nhất Việt Nam 1
 
Nhan sắc của Mộng Điệp trở thành đề tài của rất nhiều bậc tài tử thời bấy giờ. Theo nhiều tài liệu lịch sử cho biết, trước khi lấy chồng nhà Mộng Điệp không thể đếm xuể bao nhiêu người qua lại ngỏ ý. Vẻ đẹp mặn mà, duyên dáng của cô gái Kinh Bắc dễ dàng làm siêu lòng bất kỳ chàng trai nào thời đó.
Hoàng hậu Phương Nam
Hoàng hậu Nam Phương (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh thời, bà là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam về lòng nhân từ và nhan sắc.
Được biết, trước khi trở thành vợ của Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đã dược vinh danh tại các cuộc thi sắc đẹp mà đỉnh cao là 3 lần giành giải  Đông Dương.
Những hoàng hậu, công chúa đẹp nhất Việt Nam 3
 
Với nhan sắc "chim sa, cá lặn", hoàng hậu Nam Phương luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho những tay nhiếp ảnh hồi đó từ trong nước đến quốc tế.
Từ bé, Nguyễn Hữu Thị Lan đã có nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Không chỉ đẹp, bà còn xuất thân từ gia đình quý tộc giàu có và là một người nết na, thùy mị, học thức cao. Năm 18 tuổi, bà đỗ tú tài toàn phần tại trường Couvent des Oiseaux - Pháp.
Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Nguyễn Hữu Thị Lan từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.
Đệ nhất Ân phi Hồ Thị Chỉ
Những hoàng hậu, công chúa đẹp nhất Việt Nam 6
 
Trong ảnh là đệ nhất ân Phi Hồ Thị Chỉ là vợ vua Khải Định. Bà vốn là con gái áp út của Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Ngọc Lương. Bà Hồ Thị Chỉ vốn nổi tiếng là một giai nhân quốc sắc thiên hương, thông minh, học giỏi, đàn hay, thông thạo cả tiếng Pháp lẫn Hán Văn và Việt Ngữ.
Công chúa Thuyên Hoa
Trong các nàng công chúa sở hữu nhan sắc lộng lẫy của Việt Nam không thể quên nhan sắc của công chúa Thuyên Hoa, em gái của vua Thành Thái. Sở hữu khuôn mặt tinh tế, hài hoàn, Thuyên Hoa mang vẻ đẹp tân thời đầy sức sống khiến bao chàng trai thời đó mê mẩn.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những bức ảnh cuối cùng của Robert Capa tại Việt Nam năm 1954

Thế giới biết đến Robert Capa là một nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng với những bức hình về các cuộc chiến tranh trên thế giới. Bất chấp mọi thay đổi về các quy chuẩn của nhiếp ảnh, những bức ảnh của ông luôn được đánh giá cao trong mọi thời đại và được coi là một trong những nhiếp ảnh gia huyền thoại của thế giới. Cuối năm 2013, tại Mỹ đã có cuộc triển lãm những tác phẩm của Capa, trong đó Việt Nam chính là điểm dừng chân định mệnh khi ông đã bị trúng mìn trong khi di chuyển từ Nam Định đến Thái Bình năm 1954 .
Nhiếp ảnh gia chiến trường Robert Capa
Trong suốt sự nghiệp kéo dài hai thập kỷ của mình, Robert Capa đã lăn lộn trong suốt 5 cuộc chiến tranh trên thế giới. Quá nửa quãng đời ngắn ngủi của mình, Capa đã để chiếc máy ảnh kể lại câu chuyện hơn 20 năm tàn khốc nhất của thế kỷ XX. Ông bắt đầu chụp ảnh phóng sự vào khoảng năm 18 tuổi, khi chuyển đến Berlin. Ông ghi dấu ấn của mình lần đầu tiên bằng những bức ảnh chụp chân dung sinh động Leon Trotsky – người lãnh đạo của Hồng Quân trong cuộc diễn thuyết kêu gọi cho cuộc cách mạng Nga tại sân vận động Copenhagen (1932) và trở nên nổi tiếng từ đó. Và cũng chính ông đã trở thành người đầu tiên định hình nên chuẩn mực cho các phóng viên ảnh chiến trường sau này.
 
Leon Trotsky
 
Phần lớn những bức ảnh của Capa đều chụp bằng phim đen trắng đặc trưng và cũng chính hai màu đó đã mang đến cái hồn của những bức ảnh chiến tranh mà không một bức ảnh màu nào có thể diễn tả trung thực và sống động bằng. Trong suốt cuộc đời mình, Capa đã không ít lần loay hoay trong chính sự ám ảnh về việc sử dụng phim màu hay phim đen trắng. Việc lựa chọn này từng gây tranh cãi lớn trong giới phóng viên ảnh khi đó. Người bạn thân và đồng nghiệp của Capa là Henri Cartier-Bresson từng tuyên bố: “Chụp ảnh bằng phim màu ư? Đây là thứ 'không thể tiêu hóa được'. Nó giống như sự phủ nhận tất cả các giá trị 3 chiều của nhiếp ảnh”. Tuy nhiên, trên thực tế, những bức ảnh chụp cuộc sống hàng ngày  bằng phim màu của Capa cũng hết sức sống động và trung thực. Từ năm 1947 trở đi, Capa thường dùng phim màu lẫn phim đen trắng. Khi ông tử nạn ở Việt Nam, trong 2 máy ảnh ông mang theo bên người có một máy lắp phim màu và máy kia là phim đen trắng.
 
Những người lính Pháp hành quân từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp vào ngày 25/5/1954
 
Một đoàn xe quân sự của Pháp trên đường từ Nam Định đến Thái Bình đi hướng về phía bắc Đoài TânẢnh chụp vào ngày 25/5/1954
 
Một lính Pháp nằm nghỉ. Ảnh chụp vào ngày 24/5/1954
 
Nam Định. Ảnh chụp tháng 5/1954
 
Những người lính đi xe máy trên đường từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954
 
Tại triển lãm ảnh Capa in Color tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế (ICP) ở New York (Mỹ) vừa qua đã công bố 125 bức ảnh, trong đó có nhiều bức lần đầu tiên được biết đến sau gần 70 năm. Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế ước tính họ đang lưu giữ hơn 4.200 bức ảnh màu của Capa, với phần lớn ảnh chưa từng được xuất bản.
 
Những bức ảnh được công bố được Capa chụp từ năm 1938 về cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, cho đến năm 1954, khi ông qua đời do đạp trúng mìn khi đang di chuyển từ Nam Định tới Thái Bình, trong lúc đang là phóng viên chiến trường ở Việt Nam.
 
Lính Pháp trên đường từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954
 
Đội tuần tra quân đội Pháp từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954
 
Lính Pháp với máy dò mìn. Ảnh chụp ngày 25/5/1954
 
Lính Việt chạy dọc trên ruộng lúa trên đường từ Nam Định đến Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954.
 
Lính Việt Nam trên ruộng lúa giữa Nam Định và Thái Bình. Ảnh chụp ngày 25/5/1954


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bí ẩn khu lăng mộ Thái giám duy nhất tại Việt Nam

Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa Thái giám nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP Huế).

Thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc, đây là chức quan chiếm vị trí quan trọng trong triều đình xưa. Thái giám chuyên lo hầu hạ, phục dịch các vị phi tần của vua, lo sắp xếp lịch, ghi chép ngày tháng các phi tần vào hầu hạ vua, để nếu bà phi nào có con sẽ được xác nhận, tránh nhầm lẫn.
Mô tả ảnh.
Bí ẩn khu lăng mộ Thái giám duy nhất tại Việt Nam
Hình ảnh các thái giám xưa dưới triều đại phong kiến
Thời Nguyễn, ở giai đoạn đầu tiên, mỗi triều vua thường có đến 200 thái giám. Thời Khải Định, thái giám thường được triệu đến tấu nhạc, hầu chuyện cho vua nghe, cùng vua đi dạo... Thời vua Thành Thái, số lượng thái giám ở hoàng cung chỉ còn 15 người, đến khi vua Bảo Đại lên ngôi, đã bãi bỏ hoàn toàn việc tuyển thái giám.
Mô tả ảnh.
Khuôn viên chùa Từ Hiếu - nơi chôn cất các thái giám
Tuy thế, trải qua nhiều vương triều lịch sử, câu chuyện của những người mang số phận nam không ra nam, nữ không ra nữ lại là nhưng câu chuyện đầy bi kịch đằng sau lớp vàng son nhung lụa. Thái giám thường là những cậu bé được đưa vào cung từ khá sớm, có khi chỉ mới 7 tuổi, sau khi cắt bỏ bộ phận sinh dục nam thì được dạy dỗ các nghi lễ triều đình, sau đó đưa đến phục vụ vua chúa và các phi tần, họ sẽ sống trong cung suốt đời cho đến khi già yếu sẽ nằm chờ chết ở Cung giám viện, phía ngoài hoàng cung mà không có ai chăm sóc.
Về cuối đời, do ý thức được số phận bi thảm của mình, một thái giám tên là Châu Phước Năng đã dành dụm tiền bạc, đồng thời kêu gọi các thái giám khác quyên tiền để sửa sang Thảo Am đường (vốn là nơi tu tại gia của hòa thượng Thích Nhất Định) để tìm nơi chôn cất, hương khói cho chính mình.
Mô tả ảnh.
Gian chính chùa Từ Hiếu
Việc này được vua Tự Đức và Thái hậu Từ Dũ chấp nhận, đồng thời cũng quyên góp. Vua Tự Đức đổi tên am thành chùa Từ Hiếu có nghĩa là hiếu thuận. Do đây là ngôi chùa do các thái giám quyên tiền sửa sang và là nơi an nghỉ của họ nên còn có tên dân gian là chùa thái giám.
Khu lăng mộ của chùa được chia làm 3 bậc tương ứng với vai trò và đóng góp khác nhau của các thái giám. Bậc trên cùng là thái giám Châu Phước năng, là người  đề xuất và quyên góp nhiều tiền nhất cho chùa nên mộ này cũng to hơn tất cả các ngôi mộ khác.  Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió (không có thi hài), phần lớn chữ trên bia còn đọc được khá rõ, ghi tên, chức vụ, quê quán và ngày mất của thái giám nằm tại đó.
Mô tả ảnh.
Một ngôi mộ của thái giám tại khu lăng mộ
Tam quan của khu lăng mộ khá cao, ở chính giữa cổng là một tấm bia đá ghi lại cuộc đời của các thái giám, trong đó có những câu: “Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhân thấy rằng phía Tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...”.
Bí ẩn khu lăng mộ Thái giám duy nhất tại Việt Nam
Mô tả ảnh.
Khu lăng mộ của các thái giám dưới triều Nguyễn tại chùa Từ Hiếu
Ngày nay, khách đến chùa Từ Hiếu vãn cảnh nhưng thường không biết đến sự tồn tại của khu lặng mộ này, hầu hết cảnh vật ở đây đã rêu phong, phủ màu hoang tàn, lạnh lẽo. Chỉ tháng 11 âm lịch hàng năm, chùa mới tổ chức lễ cúng viếng cho các thái giám để an ủi cuộc đời đầy cơ cực của họ.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons