Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Bó chân - tập tục và chuẩn mực hà khắc, đau đớn nhất trong lịch sử

Bó chân hay còn gọi là tục quấn chân của Trung Quốc là một trong những tập tục hà khắc, đau đớn nhất trong lịch sử. Mãi đến năm 1911, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn.

Vào thời đó, người Trung Quốc quan niệm người con gái đẹp là phải thắt đáy lưng ong, da dẻ trắng hồng và đặc biệt là phải có đôi bàn chân nhỏ… Theo đó, một bàn chân đẹp hoàn hảo thường có độ dài từ 7-10 cm. Chân càng nhỏ, nghĩa là người con gái ấy càng đẹp, và càng có nhiều cơ hội kén được chồng danh giá.

Những người phụ nữ Trung Quốc với đôi bàn chân nhỏ

Bên cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Người con gái không có bàn chân bó thường bị khinh thường.

Do vậy, đa số các cô gái Trung Quốc đều thực hiện nghi bó chân từ rất sớm bất chấp sự đau đớn khôn cùng, thậm chí tàn tật để có được đôi chân nhỏ, xinh như ý.

Đa số các cô gái Trung Quốc đều thực hiện nghi bó chân từ rất sớm bất chấp sự đau đớn khôn cùng, thậm chí tàn tật để có được đôi chân nhỏ, xinh như ý.

Quá trình bó chân sẽ diễn ra như sau: Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 2 đến 5 tuổi.
Quá trình này được bắt đầu trước khi khung xương chân của đứa trẻ có cơ hội phát triển. Việc bó chân thường được thực hiện vào mùa đông bởi chân trẻ sẽ bị tê lạnh, và vì thế bớt đi cảm giác đau đớn.
Cận cảnh một bàn chân được bó của một người phụ nữ Trung Quốc.
Các móng chân sẽ được cắt sâu để phòng ngừa hoại tử. Chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm. Bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng.
Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gãy và cuốn gọn vào trong những dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3m và rộng 5 cm đã được chuẩn bị sẵn và cũng được ngâm vào hỗn hợp dược thảo. Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn.
Hình ảnh cho thấy sự biến dạng xương bàn chân khi bó chân theo tập tục của người Trung Quốc
Vài năm đầu, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên, thậm chí đau đớn phát ngất. Muốn di chuyển, kiều nữ bó chân chỉ còn cách trườn, bò hoặc phải có người dìu đỡ, cách tốt nhất là cứ yên vị một chỗ. Gót chân chai cứng dần bởi trong suốt quá trình bó chân hoa huệ, các cô gái chỉ có thể đi đứng bằng gót chứ tuyệt nhiên không được động chạm tới gan bàn chân và 5 đầu ngón chân.
Những đôi giày nhỏ chỉ vừa cho những em bé 3-4 tuổi.
Sau nhiều năm như thế, cuối cùng xương bàn chân cũng cong lên và nhỏ tới mức xỏ vừa đôi giày vải thêu chỉ lớn bằng bao thuốc lá hiện tại. Đến lúc này, những cô gái mới có thể ngẩng cao đầu bước vào nhà danh gia vọng tộc.
Về góc độ y học, bó chân thường gây ra những mối nguy hiểm, phổ biến nhất sau khi bó chân là nhiễm trùng.có thể dẫn đến tử vong. Và đôi khi xương bàn chân mọc theo hướng đâm thẳng về phía gót chân.
Khi trưởng thành, người bó chân có thể gặp nguy hiểm với những vấn đề về sức khỏe. Những phụ nữ lớn tuổi thì có nguy cơ cao bị gãy xương chậu và các xương khác khi ngã, họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi.




 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons