Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Đượm làn hương mùi già, nhớ hương vị Tết Xưa.

Gánh mùi già một mình lang thang trong chiều mưa phùn tháng Chạp. Tiếng mưa róc rách lạnh lẽo không át được tiếng rao vang vảng cùng làn hương dịu nhẹ ấm áp. Mùi về, Tết xưa bắt đầu trở lại rồi… Nét xuân sơn của ngày Tết Nếu như nhắc đến Tết Việt, ai ai cũng thường nhớ tới hoa mai hoa đào, nhớ tới bánh chưng bánh tét, thì cũng không ít người khó quên đi làn hương ấm áp của mùi già. Hương mùi già đẹp cả về phong vị lẫn tinh thần trong văn hóa Tết xưa của người Việt. Đặc biệt đối với những người con ở làng quê Bắc Bộ. Chiều 30 tháng Chạp, các bậc cao niên thường dặn con cháu trong nhà ra chợ mua lá mùi già để tắm. Theo những...

Hoa hải đường nhắc nhớ Tết xưa

Cánh hoa hải đường đỏ thắm rung rinh trước gió gợi nhớ những hoài niệm về Tết của một thời gian khó đã qua. a class="slide-photo" href="http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/hoangnam/2016_01_28/anh1_zfaj.jpg?width=620" rel="prettyPhoto[thethao]" style="color: #017dc5; display: block; position: relative; text-decoration: none;" title=" Ông Súy chăm sóc vườn hoa hải đường "> Ông Súy chăm sóc vườn hoa hải đường Tôi đi nhặt nhạnh những gì còn sót lại trong ký ức về Tết xưa, đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa rực hồng, là hơi ấm ổ rơm và tiếng pháo nổ giòn giã đêm giao thừa. Những năm 90 của thế kỷ trước, dù đói kém tới đâu mẹ tôi cũng cố mua...

Niên hiệu của vua triều Lý mang ý nghĩa gì?

Điều khác biệt giữa các vua triều Lý và các triều vua khác là hầu hết niên hiệu các đời vua Lý đều dài đến 4 chữ.  Niên hiệu là danh hiệu của vị vua được đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi thay cho tên chính, đồng thời để tính năm trị vì. Theo các từ trong niên hiệu, người ta thấy niên hiệu bắt nguồn từ triết lý vương quyền trong Nho giáo, theo lý thuyết này, vua trị nước là do mệnh trời vì thế niên hiệu đều mang ý nghĩa tốt đẹp. Thời nhà Lý, trải 9 đời vua trị vì trong 216 năm (1009- 1225) dù ở ngôi dài ngắn khác nhau nhưng đều chọn niên hiệu cho riên mình. Điều khác biệt giữa các vua triều Lý và các triều vua khác là...

Giải mã gốm Chu Đậu - Kỳ 5: Chiếc bình quốc bảo

Không chỉ chiếc bình gốm Chu Đậu ở Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) là minh chứng cho đỉnh cao của gốm Chu Đậu, mà trong số hơn 240.000 hiện vật trục vớt từ tàu cổ Cù Lao Chàm, một tuyệt tác độc bản gốm Chu Đậu được phát lộ. Chiếc bình vẽ bốn con thiên nga được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử VN - Ảnh: Thái Lộc Chiếc bình gốm vẽ hình bốn con thiên nga trong bốn tư thế khác nhau, cao 56,5cm, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) là một trong số 779 hiện vật độc bản trong con tàu đắm, được xem là “đại diện” tinh hoa của làng gốm Chu Đậu ở thế kỷ 15 cả về mỹ thuật lẫn kỹ thuật. Từ độc bản vô giá... Những ánh mắt tò...

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Giải mã gốm Chu Đậu - Kỳ 4: “Bùi Thị Hý bút”

13 chữ Hán trên chiếc bình gốm Chu Đậu ở Bảo tàng Topkapi Saray Istanbul là khởi nguồn để tìm về một dòng gốm nổi danh của người Việt.  Viên gạch khắc hình và chữ được cho là hình nhân của cụ tổ nghề gốm Chu Đậu Bùi Thị Hý - Ảnh: Thái Lộc Nhưng suốt nhiều năm qua, bốn chữ “Bùi Thị Hý bút” hình thành hai luồng ý kiến đối chọi “nảy lửa”. Một bên chứng minh rằng có một bà cụ tổ nghề gốm Chu Đậu tên là Bùi Thị Hý và chiếc bình do chính tay cụ viết/vẽ. Bên còn lại thì cho rằng “họ Bùi vẽ chơi”... Những vật chứng Người đầu tiên lên tiếng chứng minh có một bà tổ nghề gốm Chu Đậu tên là Bùi Thí Hý là nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành, nguyên...

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons