Tự lực Văn đoàn là tổ chức văn chương tự lực. Họ tự lực về tài chính, không chịu ảnh hưởng của nhà cầm quyền. Họ tự lực về chuyên môn và khuynh hướng nghệ thuật. Họ tự tôn người chủ soái, cùng nhau tuân theo quy chế hoạt động mà họ cùng nhau đặt ra. Lãi ăn lỗ chịu, cùng nhau gánh vác. Vì thế, khi thuận lợi thì phát triển, khi khó khăn thì lùi vào thế thủ. Sau khi sảy đàn tan nghé, Thạch Lam mất năm 1942, Hoàng Đạo chết bên Tàu năm 1948, Khái Hưng chết năm 1946, Nhất Linh lưu vong nước ngoài… Tự lực văn đoàn không hoạt động chứ không tuyên bố giải tán. Nhất Linh trở lại Sài Gòn không hoạt động chính trị mà tập trung vào văn nghệ. Ông làm Chủ tịch Hội Bút Việt, mở Nhà Xuất bản Phượng Giang, sáng tác mới, ra giai phẩm Văn Hoá ngày nay in lại tác phẩm của Tự lực văn đoàn…
Nói lại sự kiện này để thấy rằng, Tự lực văn đoàn chỉ chấm dứt sau ngày Nhất Linh mất, tức là sau ngày 7-7-1963, khi người chủ suý của nó vĩnh viễn ra đi.
Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng Tự lực văn đoàn chỉ hoạt động có hiệu quả trong 10 năm (1932- 1942). Có thể là họ tính từ ngày tờ Phong Hoá ra đời đến khi thạch Lam mất vào 27 tháng 6 năm 1942? Dù như thế thì trong khoảng một thập niên, Tự lực văn đoàn đã làm nên sự nghiệp rực rỡ, đóng một dấu son đậm trong văn đàn nước nhà. Chỉ đáng tiếc, về cuối kết cục thật ảm đạm, bởi một số người trong nhóm đã xa rời tôn chỉ văn chương khi mới thành lập. Mấy tháng trước khi Thạch Lam qua đời, ngôi nhà cây liễu đầu làng Yên Phụ bên ven hồ Tây đã vắng dần các văn nhân. Nhất Linh đã hoạt động chính trị đang ở Trung Quốc; Hoàng Đạo và Khái Hưng bị Pháp bắt đi an trí; Thế Lữ sợ liên can cũng bỏ đi; nhà thơ Huyền Kiêu đã về quê Vân Đình, chỉ còn Nguyễn Tường Bách và Đinh Hùng ở gần òn lui tới. Thạch Lam dạo ấy đang ốm một mình lặng lẽ, có lần dặn bạn còn lại: Mật thám giăng lưới và rình mò quanh nhà đấy, các anh hãy tạm lánh đi kẻo liên luỵ.
![](/File.aspx/image=pjpeg/4aefdc8e46724b74a4199a889758fa01-viendanbieu.jpg/viendanbieu.jpg)
Gần đây có những công trình nghiên cứu, đánh giá cống hiến của họ tương đối công bằng, theo tinh thần công minh của lịch sử.
Nhìn tổng quát, Tự lực văn đoàn là nhóm người có tài năng, tâm huyết, có cùng chí hướng trong sự nghiệp đổi mới cách tân văn chương. Tự lực văn đoàn đã nói lên khát vọng dân tộc dân chủ của quần chúng; đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, đòi tự do hôn nhân, quyền sống của phụ nữ và chống lại lề giáo phong kiến trói buộc. Tự lực văn đoàn chủ trương cải cách xã hội, đồng cảm nỗi khổ của người lao động và đả kích gay gắt bọn tham quan ôm chân Pháp. Họ đề cao tinh thần dân tộc, có hoài bão về một nền văn hoá dân tộc, trên cơ sở kết hợp truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây… Đồng thời họ chống lai căng, phủ nhận xã hội thối nát đương thời.
Một ưu điểm rõ rệt nhất là họ có tài tổ chức. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả. Họ thu phục con người bằng tình tương thân tương ái. Tự lực văn đoàn lập ra quỹ cứu tế tương trợ ban biên tập, hoặc trị sự khi ôm đau, xảy việc tang gia, hoạ hoạn, có khi trừ vào lương cũng có trường hợp cho không, để cho các thành viên an tâm làm việc. Họ trân trọng, cư xử tử tế với cộng tác viên, tạo cho mọi người lương cao, và làm việc hết mình vì mục tiêu chung. Họ tổ chức hoạt động nghiệp vụ báo chí, in ấn, phê bình, đặt giải thưởng... một cách bài bản, chuyên nghiệp. Họ là những người năng động. Với con số biên chế chưa đến 10 người, nhưng Tự lực văn đoàn đã làm việc của hai cơ quan xuất bản: Họ vừa làm báo vừa in sách của nhóm, lại cho in thuế kiếm lời. Đó là chưa để làm quảng cáo phát hành rộng rãi đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong nước. Khi báo bán chạy họ biết làm kinh doanh, cho gọi cổ phần, mỗi cổ phần 500 đồng, và mua nhà in với những thiết bị khá đồ sộ. Khi Nhà Xuất bản Đời Này có máy in, Nhất Linh đã có tầm nhìn xa chủ đường xin Chính phủ cấp đất cho Tự lực văn đoàn ở vùng Cầu Lính, gần núi Tam Đảo, Vĩnh Yên. Nếu có đất sẽ cử người quản lý khai khẩn trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cho Tự lực văn đoàn một cơ sở kinh tế, để người trong Tự lực văn đoàn, đặc biệt những người đang là công chức có thể thoát ly công việc nhà nước, sống được bằng sáng tác văn chương. Họ dự kiến lập đồn điền, xây trường học, nhà trẻ, câu lạc bộ, phòng thuốc v.v..., mua sắm phương tiện, tạo nên cuộc sống văn minh. Đó là những ý tưởng tiến bộ, có mầm mống xã hội chủ nghĩa.
Một ưu điểm rõ rệt nhất là họ có tài tổ chức. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả. Họ thu phục con người bằng tình tương thân tương ái. Tự lực văn đoàn lập ra quỹ cứu tế tương trợ ban biên tập, hoặc trị sự khi ôm đau, xảy việc tang gia, hoạ hoạn, có khi trừ vào lương cũng có trường hợp cho không, để cho các thành viên an tâm làm việc. Họ trân trọng, cư xử tử tế với cộng tác viên, tạo cho mọi người lương cao, và làm việc hết mình vì mục tiêu chung. Họ tổ chức hoạt động nghiệp vụ báo chí, in ấn, phê bình, đặt giải thưởng... một cách bài bản, chuyên nghiệp. Họ là những người năng động. Với con số biên chế chưa đến 10 người, nhưng Tự lực văn đoàn đã làm việc của hai cơ quan xuất bản: Họ vừa làm báo vừa in sách của nhóm, lại cho in thuế kiếm lời. Đó là chưa để làm quảng cáo phát hành rộng rãi đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong nước. Khi báo bán chạy họ biết làm kinh doanh, cho gọi cổ phần, mỗi cổ phần 500 đồng, và mua nhà in với những thiết bị khá đồ sộ. Khi Nhà Xuất bản Đời Này có máy in, Nhất Linh đã có tầm nhìn xa chủ đường xin Chính phủ cấp đất cho Tự lực văn đoàn ở vùng Cầu Lính, gần núi Tam Đảo, Vĩnh Yên. Nếu có đất sẽ cử người quản lý khai khẩn trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cho Tự lực văn đoàn một cơ sở kinh tế, để người trong Tự lực văn đoàn, đặc biệt những người đang là công chức có thể thoát ly công việc nhà nước, sống được bằng sáng tác văn chương. Họ dự kiến lập đồn điền, xây trường học, nhà trẻ, câu lạc bộ, phòng thuốc v.v..., mua sắm phương tiện, tạo nên cuộc sống văn minh. Đó là những ý tưởng tiến bộ, có mầm mống xã hội chủ nghĩa.
Nhưng đơn xin đất bị nhà cầm quyền bác bỏ.
Tự lực văn đoàn có quan điểm, tư tưởng tiến bộ trong văn chương, thể hiện trong 10 điều tôn chỉ khi thành lập:
1- Tự mình làm ra những sách có giá trị văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu sách này chỉ có tính cách văn chương thôi, mục đích để làm giàu văn sản trong nước.2- Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người và xã hội ngày càng hay hơn.3- Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.4- Dùng một lối văn dễ hiểu ít chữ Nho, một lối văn thật sự có tính An Nam.5- Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.6- Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước nhà với tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có cách trưởng giả quý phái.7- Tôn trọng tự do cá nhân.8- Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.9- Đem phương pháp khoa học Tây ứng dụng vào văn chương An Nam.10 -Theo một trong 9 điều trên đây cũng được, miễn là đừng trái ngược với những điều khác.
Họ dùng các loại hình nghệ thuật như văn, thơ, hí họa, ảnh thời sự, truyện cười… để đả phá tàn dư lạc hậu trong xã hội, thúc đẩy xây dựng đời sống mới. Họ luôn luôn tìm tòi sáng tạo nhiều nghệ thuật làm báo để hấp dẫn bạn đọc. Trên báo Ngày Nay, các chuyên mục đã thực sự gây chú ý của bạn đọc: Vấn đề thuộc địa, mỗi số đi vào một khía cạnh có ý nghĩa chính bị diễn ra trên đất nước. Mỗi tuần lễ đều ghi lại nhưng thông tin mọi mặt đời sống. Mục Người và việc nêu ra các vụ việc xảy ra với những lời bình luận sâu sắc. Đặc biệt mục Trông và tìm đã lay động nhiều suy nghĩ của người quan tâm tới vận mệnh của đất nước. Ngoài ra còn các tiểu mục như Xã giao, Phụ nữ, Trào phúng cười nửa miệng và Lượm lặt. Lại còn cả Điểm sách, Điểm thơ, Tin thơ. Dí dỏm nhất là mục Tập tranh vân đẩu. Dưới bút danh Tứ Ly, các bài viết ngắn, sắc lạnh mà hóm hỉnh, sâu cay, đả kích các nhân vật trong xã hội thượng lưu bấy giờ, như nghị viên Ngô Trọng Trí, Phạm Kim Bảng, Bùi Trọng Ngà, Nguyễn Đình Cung, Tô Văn Lượng, cho đến ông Phủ Hàm, dân biểu Phạm Huy Lục đến các ký giả Bùi Xuân Học, Phạm Bá Khánh… Họ vừa quan liêu, hợm hĩnh, ba hoa, nịnh hót bề trên và thiếu nhân cách, lại lên mặt dạy đời. Mục Hạt sạn được chăm chút thường xuyên có ý nghĩa văn hoá, nó giống như mục dọn vườn bây giờ, hài hước những câu văn sai, hỏng, hoặc cách dùng từ sai ngữ pháp, cốt làm cho trong sáng tiếng Việt. Phần còn lại là giới thiệu tác phẩm văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự điều tra, dịch thơ Đường, giới thiệu tinh hoa văn học nước ngoài qua một số truyện dịch tiêu biểu…
Họ tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn chương, thi ô chữ như các trò chơi thời bây giờ. Một lần Thạch Lam, Thế Lữ, Khái Hưng, Hoàng Đạo viết chung một truyện ngắn. Ban đầu tổ chức bốc thăm xem ai được viết đoạn truyện đầu tiên. Người ấy có quyền chọn tiêu đề và viết phần một. Căn cứ vào cốt truyện ấy mà người viết tiếp đoạn sau phải ăn nhập với đoạn trên của người khác, thành tác phẩm mạch lạc. Họ đăng lên bốn kỳ báo và ra cuộc thi nếu ai chỉ ra số báo nào, là của nhà văn nào viết. Nói đúng sẽ có giải. Giải thưởng tuy giản dị mà có ý nghĩa. Giải nhất được tặng một năm báo và bốn cuốn sách của Nhà Xuất bản. Giải nhì tặng một năm báo và giải ba được tặng nửa năm báo. Kết quả cuộc thi có 632 người dự. Giải nhất trao cho ông Đỗ H giải nhì ông Đinh Hữu Định, giáo học ở Ninh Giang, giải ba là cô Lê Thị Xuyến ở địa chỉ 19 rue Hl. Pétain. Khi xảy ra cuộc bút chiến giữa hai tờ báo Ngày Nay và Tân Việt, thì họ lại nghĩ ra cách thành lập Ban thẩm phán danh dự để họp và phân xử có lý có tình rồi tường trình trên mặt báo. Chính việc này coi như một cú hích làm cho báo bán rất chạy thời bấy giờ.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgRK8h0AvSahyS5OOzbxx4sbbTZqHTSsVr14ErC_O8sbyDsvev6-exbcIttHVtWtLXimYIFjwk6RgbbNlypJFkskghj8Na6Fm8FkppZayc6PUB4GOBdxySYacX6FZtYHLljThcs80QwiDA/s400/images.jpg)
VĂN PHÒNG 0906143408
1 nhận xét:
eva air booking
vé máy bay từ mỹ đi việt nam
hãng hàng không korean air
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich
Đăng nhận xét